Sắc thái cơ bản của nó bao gồm ba phương diện, đó là: tính dữ dội của
yếu tố cuộc chiến, hoạt động của tính tất nhiên và tính ngẫu nhiên. Chiến
tranh là xuất phát điểm của việc nghiên cứu và thảo luận vấn đề chiến tranh
của Kelasaviz, là căn cứ để ông đưa ra hình thái "chiến tranh tuyệt đối" và
"chiến tranh hiện thực".
Tính dữ dội của các yếu tố chiến tranh có được là khi đặt chiến tranh vào
trong lĩnh vực trừu tượng của khái niệm thuần. Ông coi chiến tranh như là
một cuộc vật lộn giữa hai người được mở rộng ra, vì thế chiến tranh là một
hành vi bạo lực, mục tiêu mà nó nhắm tới là đánh đổ đối phương. Đây
chính là cái gọi là hình thái "chiến tranh tuyệt đối". Nhưng chiến tranh
trong thực tế lại đa dạng, phong phú, một trong những nguyên nhân cản trở
việc hình thái chiến tranh tuyệt đối thực hiện đó là cả tính tất nhiên và tính
ngẫu nhiên của chiến tranh chúng đều phát huy tác dụng cùng lúc. Chiến
tranh do một đất nước, thống soái và con người tiến hành.
Con người thì có người kiên cường, có người lại mềm yếu, có người
trước sau như một, nhưng cũng có người lại không trung thành tuyệt đối.
Ngoài ra trong chiến tranh còn tồn tại khó khăn như tình huống mập mờ.
Kelasaviz gọi tính không triệt để và khó khăn về tình huống mập mờ trong
chiến tranh là "trở lực".
Trong tình huống trở lực chồng chất, tính tất nhiên và tính ngẫu nhiên sẽ
có một khoảng trống hoạt động đầy đủ. Trong chiến tranh thực tế, một bên
tác chiến có thể dựa vào đặc điểm và tình hình của đối phương rồi đưa ra sự
phán đoán về hành động của đối phương dựa theo tính tất nhiên, từ đó xác
định sức mạnh đối phương cần sử dụng, nhưng không cần thiết phải theo
đuổi tìm hiểu đến cùng.
Tính ngẫu nhiên khiến cho chiến tranh trở nên đầy cơ hội, may mắn và
bất hạnh, vì vậy mà chiến tranh cũng giống như đánh bạc. Một nguyên nhân
khác khiến cho hình thái chiến tranh tuyệt đối không thể thực hiện được là
chiến tranh đang dần phụ thuộc vào công cụ chính trị. Bất kể cuộc chiến
tranh nào cũng đều có mục đích chính trị. Nếu như mục đích chính trị mà