nó theo đuổi không lớn thì sự phản kháng của đối phương sẽ không quá
mãnh liệt, và vì vậy mục đích chính trị của chiến tranh vừa là thước đo sức
mạnh vừa là thước đo mức độ quyết liệt của cuộc chiến. Chiến tranh là hành
động bạo lực, vì vậy trong chiến tranh ắt sẽ phải có hi sinh, đổ máu, bất kể
quan điểm nhân từ, mềm yếu nào cũng đều có hại; chiến tranh giống như
đánh bạc, đầy tính tất nhiên và tính ngẫu nhiên, vì vậy mà chỉ có tinh thần
mạo hiểm và thiên tài thống soái mới có nhiều đất dụng võ.
Trong tư tưởng quân sự của Kelasaviz, chính trị là người mẹ mang thai
đứa con chiến tranh. Chiến tranh phụ thuộc vào chính trị, là công cụ của
chính trị, vì vậy thống soái cần phải có đầu óc chính trị, cần phải nhận thức
chính xác cuộc chiến mình đang tham gia và sử dụng công cụ này một cách
chính xác. Do động cơ của các cuộc chiến tranh không giống nhau nên mỗi
cuộc chiến tranh tất nhiên cũng sẽ không giống nhau.
Trong bất cứ tình huống nào cũng không được coi chiến tranh là thứ độc
lập mà phải xem nó là công cụ của chính trị. Khi sử dụng công cụ này cần
phải hiểu được đặc điểm của nó, làm cho tiến trình của chiến tranh phù hợp
với các ý đồ chính trị, yêu cầu chính trị thích ứng với các biện pháp chiến
tranh.
Chính trị không thể đưa ra yêu cầu mà chiến tranh không thể thực hiện
được. Ông luôn nhấn mạnh chiến tranh là phục vụ cho chính trị, quan điểm
quân sự phải phục tùng quan điểm chính trị, tất cả ý đồ muốn làm cho quan
điểm chính trị phải phục tùng quan điểm quân sự đều là hoang đường. Sau
khi chiến tranh bùng nổ, nó vẫn chưa thoát khỏi chính trị.
Mối liên hệ về chính trị giữa chính phủ với nhau sẽ không vì chiến tranh
mà chấm dứt, mà là được tiếp tục bằng một cách thức khác. Điều này cũng
có nghĩa là:
"Chiến tranh chính là sự tiếp tục của chính trị thông qua một biện pháp
khác" .
Kelasaviz cho rằng trong chiến tranh thì chiến đấu và đổ máu là hai thứ
cuối cùng giải quyết mọi vấn đề. Mục đích của chiến tranh rất đa dạng và