tranh của Napoléon, chiến tranh Phổ - Pháp (1870 - 1871). Ông cho rằng
phương pháp luận và giáo học pháp của nghiên cứu khoa học quân sự có ý
nghĩa vô cùng to lớn, trong tác phẩm có tính tổng kết "Phương pháp của
khoa học quân sự (chiến lược, chiến thuật và lịch sử chiến tranh)" và "Vấn
đề căn bản (giản luận quân sự)" của mình, ông đã trình bày và phân tích
những vấn đề này.
Ông là người tổ chức và biên soạn sách khoa học tham khảo hoàn chỉnh
nhất lúc bấy giờ: "Bách khoa toàn thư khoa học hải lục quân" 8 tập và
"Khái quát về chiến tranh nước Nga từ Đại đế Peter đến nay" 4 tập. Xét về
mặt quan điểm chính trị thì ông là người ủng hộ chế độ quân chủ tư sản, xét
về mặt thế giới quan thì ông là người theo chủ nghĩa duy tâm, là tín đồ của
nhà triết học Đức Emmanuel Kant.
Ông luôn coi quy luật và nguyên tắc của học thuật quân sự là mãi mãi bất
biến một cách siêu hình, biến chúng thành những giáo điều, thổi phồng tác
dụng kinh nghiệm chiến tranh của Napoléon trong lịch sử học thuật quân
sự, ông đã lẫn lộn giữa lý luận chiến lược với cả nền khoa học quân sự (triết
học trong quân sự), ông đã đánh đồng bộ phận thực dụng của chiến lược và
chiến thuật của chiến khu với nhau. Tuy vậy xuyên suốt tất cả các tác phẩm
của ông vẫn là tư tưởng tiến bộ, đó là cần phải nhìn nhận vấn đề học thuật
quân sự một cách khoa học và phải lấy lý luận làm kim chỉ nam cho hành
động.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Leyerv có ảnh hưởng rất lớn đối với
tính chất của cuộc cách mạng tư sản Nga và sự hình thành của học thuyết
quân sự nửa cuối thế kỷ XIX.
Tác phẩm chủ yếu của ông gồm: "Bút ký chiến lược", "Giáo trình công
khai về chiến lược chiến tranh Phổ - Pháp năm 1870", "Chiến thuật thực
dụng", "Ý nghĩa thông thường của chiến thuật và ý nghĩa đặc thù của hành
động chiến lược có chuẩn bị", "Ý nghĩa chiến lược của đường sắt", "Sơ
lược về chiến tranh năm 1805 (Chiến dịch Austerlitz)", "Hành động quân sự
phức tạp" và "Giao chiến".