Áp lực cạnh tranh nói chung ngày càng tăng lên.
Năng suất lao động tăng, đổi mới công nghệ và sự nổi
lên của những nhà cung cấp hàng hóa mới, tất cả đều
làm tăng áp lực lên những nhà tiếp thị trong việc tìm
ra những lĩnh vực phát triển mới và những nhân viên
bán hàng mới để đạt được những mục tiêu ngày càng
cao hơn.
Sau đó là quá trình toàn cầu hóa. Từ lâu, người
ta đã xây dựng các bước tiến tới thương hiệu toàn cầu
và quản lý tài khoản toàn cầu; nhưng giờ đây, yêu
cầu này ngày càng trở nên cấp bách hơn.
Vì thế, tiếp thị phải được tiến hành rộng rãi hơn
và phải xây dựng được những kênh giao tiếp và hệ
thống phản hồi từ nhiều quốc gia khác. Điều cần thiết
là phải có sự liên kết và chiến lược tiếp thị đó phải
được chấp nhận trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh.
Về phần mình, những người bán hàng cần phải xây
dựng kế hoạch tài chính toàn cầu và công việc của họ
là bán những kế hoạch đó ở trong nước cũng như bán
chúng cho các khách hàng khác.
Vấn đề cơ bản liên quan đến cả hai chức năng
trên đó là sự khác biệt. Nhu cầu mua hàng hóa,