đặt ở góc nghiêng hoặc giữa phòng thì không gian hoạt động tương đối phân tán rất
dễ làm cho con người cảm thấy trong phòng chật chội, khó thở. Nếu như căn
phòng ngăn nắp, thoáng, bố trí không thoả đáng thì dễ đơn điệu.
Căn phòng ngăn nắp không nên trang trí quá nhiều hàng dệt. Nếu như không
cần sử dụng rèm, vải chụp thì không nên sử dụng. Màu sắc trong phòng không nên
nhiều. Hàng dệt trang trí nhiều quá sẽ làm nhạt không khí đơn giản, thoáng đáng
của căn phòng. Ví dụ: trên hai chiếc bàn giống nhau, một cái để con búp bê vải sặc
sỡ, cái kia để vài cái cốc thuỷ tinh trong suốt, mặc dù số lượng như nhau nhưng
đem lại cho ta cảm giác không giống nhau.
504.Làm cho căn phòng thấp có cảm giác cao.
Sử dụng đèn, ánh đèn để điều tiết. Căn phòng tương đối thấp thì trên trần
nhà không nên treo đèn treo mà treo đèn hút tròn. ánh sáng căn phòng không nên
sáng quá sẽ khiến căn phòng có cảm giác thấp hơn.
Sử dụng màu sắc trần nhà và hoa văn trên tường của căn phòng để điều tiết.
Màu sắc trần nhà không nên đậm,màu sắc càng đậm thì càng cảm thấy trần nhà
càng thấp. Ngược lại màu sắc càng nhạt thì trần nhà càng cao. Ngoài ra, tường có
hoa văn kẻ dọc để trần nhà thấy cao hơn, căn phòng thấp thì nên trang trí hoa văn
là đường kẻ ngang.
Sử dụng hình dáng đồ dùng gia đình để làm nền điều tiết. Phòng càng thấp
thì đồ dùng gia đình không nên to lớn. đồ dùng gia đình càng lớn thì càng làm nổi
bật căn phòng nhỏ bé. Thường căn phòng thấp thì độ cao của các đồ dùng trong gia
đình cũng thấp tương ứng, bao gồm độ cao của giường ở trong đó.
505.Làm cho căn phòng cao có cảm giác thấp.
Căn phòng có không gian cao, có thể sử dụng đèn, ánh đèn, hình dạng
hoavăn tường và các đồ dùng gia đình cao thấp và màu sắc trần nhà.. để điều tiết
Căn phòng cao, màu trần nhà dậm hơn một chút (nhưng không được đậm
quá, nếu không thì làm cho mọi người có cảm giác đầu nặng, chân nhẹ khi bước
vào phòng). Từ đó mọi người như nhìn thấy trần nhà đang rơi xuống; trần nhà lắp