Đồ trang sức bằng vàng K; được phân theo màu sắc như mầu vàng, màu (hồng) đỏ,
màu trắng và mầu sắc hỗn hợp. Loại vàng này, chủ yếu thông qua màu sắc để nhận
biết. Nhãn hiệu ghi 18K hoặc 750, 14K hoặc 585 là các chỉ số ghi hàm lượng của
vàng, ngoài ra là các ký hiệu riêng của cửa hiệu. So với vàng 10 thì vàng K cứng
hơn nhiều, dùng kim loại đồng không thể khắc hoạ được vàng K. Cần chú ý rằng
khắc hiệu bạch kim K trên bề mặt hoàn toàn không có ý nói trong vàng có hàm
chứa nguyên tố bạc, mà là hợp kim có vàng làm chủ, có màu trắng của đồ trang sức
vàng K. Một số đồ trang sức nhái lại vàng K được đặt tên là hy kim (vàng pha với
hàm lượng ít), á kim; thái kim, thực ra đó đều là hàng giả, không chứa vàng. Thông
thường những loại đó được làm từ hợp chất đồng.
782. Hàm lượng vàng trong đồ trang sức bằng vàng:
Hàm lượng vàng 10 trong vàng trang sức thường lấy với tiêu chuẩn trên 99% vàng
đó tương đương với vàng 24K; nếu hàm lượng vàng 10 là 91,7% được gọi là vàng
9 tương đương với vàng 22K. Hàm lượng bằng 75% là vàng 7, tương đương với
vàng 18K. Nếu dựa vào màu sắc để nhận biết thì vàng 10 có màu đỏ, vàng 9 có
màu vàng và ánh lên màu tía, vàng 7 có màu vàng tươi.
783. Cách nhận biết trang sức bằng bạch kim:
Bạc còn được gọi là bạch kim, Trang sức bạch kim làm nổi lên vẻ trang nhã mà
càng toát lên vẻ cao quí. Trên thị trường Trung Quốc ta có thể thấy đồ trang sức
bằng bạch kim no. Nó được tạo ra từ hợp chất kim loại có bạc là thành phần chính,
hàm lượng bạc chiếm đến 90%, mật độ của nó bằng 1,5 lần so với mật độ vàng.
Đặt lên lòng bàn tay nhắc nhắc thấy nặng khác thường, nó có độ cứng lớn, dùng
kim bằng đồng không thể khắc được trên bề mặt, rơi xuống đất có độ đàn hồi bật
ngược trở lại và có tiếng kêu giòn đinh. Khi mua phải kiểm tra trên bề mặt có khắc
ký hiệu PT 900 và của cửa hiệu, nếu không có ký hiệu đó thì phải chọn cái khác.
784. Cách nhận biết đồ trang sức bằng bạch ngân (bạc trắng).
Đồ trang sức bằng bạc thuần khiết (bạc tinh).