N
trong rượu chè bài bạc, việc này khiến cho anh ta vốn không mấy dư dật lại càng trở nên túng
quẫn hơn, sự buồn phiền vì thế tăng lên gấp bội. May mà có bạn bè khuyên bảo, anh ta đã
gắng gượng dậy, giũ bỏ sự chán chường trước đây.
Tránh thói lười biếng
Sau một thời gian phấn đấu, nhưng lại nhận được kết quả không như mong muốn sẽ rất dễ
khiến cho người ta sinh ra lười biếng, thậm chí hình thành thói quen lười biếng. Hầu hết
những người lười biếng thường có mấy loại tâm trạng dưới đây: một loại là bản thân lười
biếng, chỉ trông chờ vào người khác; một loại là có tâm lý cầu may, muốn nhận được mà không
phải mất gì; một loại khác là hiện tại lười được thì lười, cứ trì hoãn mãi công việc cần làm. Họ
thường dùng câu nói “việc đâu sẽ có đó” để biện hộ cho sự lười biếng của mình.
Những người lười biếng, không có chí tiến thủ, có thái độ tiêu cực đối với người khác, việc
nhỏ không muốn làm, việc lớn thì không làm nổi. Kết quả là suốt ngày lười nhác, không thu
được gì cả, không thành công được việc gì cả. Tất nhiên càng không thể nói đến thành việc lớn,
tạo dựng sự nghiệp lớn được. Cần biết rằng, hành động tuy chưa chắc đã đem lại kết quả tốt
nhưng không hành động chắc chắn sẽ không thể mang lại kết quả tốt. Nếu như bạn hình thành
nên thói quen lười biếng, thì cần phải nhanh chóng gắng gượng dậy.
Nhìn thẳng vào sự phiền não
Nguyên nhân nảy sinh phiền não chủ yếu có mấy loại dưới đây: (1). Trong cuộc sống hiện
thực, ham muốn và nhu cầu của cá nhân không được thỏa mãn, tức lý tưởng và hiện thực xung
đột với nhau; (2). Trong giao tiếp, quan hệ với người khác không suôn sẻ, nảy sinh mâu thuẫn,
nảy sinh xô xát; (3). Trong công tác gặp những việc không như ý mình; (4). Trong học tập bị áp
lực, thành tích kém; (5). Trong cuộc sống gặp những việc không suôn sẻ.
Phiền não nảy sinh là một hoạt động tâm lý, song nó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với tâm lý.
Ảnh hưởng đến tư duy bình thường của con người, hạn chế độ sâu và độ rộng tư duy của
con người. Sau khi nảy sinh phiền não, khi suy xét vấn đề thường cảm thấy trong đầu như một
mớ bòng bong, lần không ra đầu mối; đôi khi suy nghĩ cứ đi vào đường tối, ngõ cụt mà không
biết quay đầu ra.
Ảnh hưởng đến sự lành mạnh của tâm lý, thậm chí gây tổn hại đến sức khỏe. Một số nghiên
cứu cho thấy, con người ta chịu áp lực của tâm trạng không vui càng lớn, thì nhu cầu năng
lượng sẽ càng lớn. Mà tâm trạng phiền não lại thường ảnh hưởng đến ham muốn ăn của con
người, dẫn đến khả năng bù đắp năng lượng bị giảm xuống, như thế sẽ hình thành nên vòng
tuần hoàn tiêu cực, dẫn đến suy nhược cơ thể, làm cho khả năng đề kháng bệnh tật giảm
xuống, từ đó nảy sinh các loại bệnh tật.
Phiền não quá độ còn có thể khiến cho con người ta cảm thấy tương lai đen tối, ý chí sút
giảm. Cuộc sống không có sinh khí dẫn đến mất niềm tin và dũng khí đối với cuộc sống.
Phương pháp hữu hiệu để loại bỏ sự phiền não là hòa mình vào trong đám đông, quan hệ
gặp gỡ nhiều với những người có tâm trạng tích cực; khiến cho mình đắm chìm vào công việc,
dùng thành tích trong công tác để bù lấp sự mất thăng bằng về tâm lý; không so sánh với người
khác vì đau khổ thường do so sánh gây ra.
Bắt tay vào giải quyết khó khăn
Khó khăn là cội nguồn của phiền não, cách giải quyết nó là: