101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 46

T

mới cũng cần phải có những quan sát như vậy. Quan sát là để tìm hiểu tình hình, tránh những

việc sai lầm. Quan sát cần phải dùng cả tai lẫn mắt, tập hợp những gì bạn trông thấy được và

nghe thấy được lại với nhau, chỉnh lý lại thành một “mô hình” khái quát ở trong đầu, sau đó

mới quyết định bước tiếp theo đi như thế nào.

Sống trung thực

Mới vào đơn vị, mọi người còn hiểu rất ít về bạn. Vì vậy, song song với việc bạn quan sát

người khác thì người khác cũng đang quan sát bạn. Nếu như bạn có thể đối xử trung thực,

không giả dối, không phô trương khoe khoang với bất cứ ai thì sẽ gây cho mọi người một ấn

tượng tốt.

Ứng xử lễ độ

Trong công việc, trong văn phòng, trên đường đi, nếu bạn gặp người trong cơ quan thì cần

lịch sự lễ phép chào hỏi anh ta. Khi cùng nhau làm việc, nói năng cần hòa nhã dễ gần, cần biết

dùng những câu lịch sự xã giao như “xin lỗi”, “phiền anh”, “nhờ anh”, “cảm ơn”... Nếu vận dụng

tốt thì sẽ thu được hiệu quả cao.

Mở rộng ảnh hưởng

Đến một đơn vị mới, bạn cần làm tốt mọi công việc vào ngày đầu tiên đi làm, dần dần mở

rộng ảnh hưởng của bạn để chiếm được một vị trí quan trọng trong đơn vị đó.

16. NGHỆ THUẬT LÀM THÂN VỚI CẤP TRÊN

iểu Đông vào làm công việc thiết kế ở một công ty quảng cáo. Năng lực nghiệp vụ của anh

ta không tồi nhưng cũng không phải là tốt nhất. Điều lạ là các đồng nghiệp phát hiện thấy

thái độ của ông chủ đối với Tiểu Đông khác hẳn với người khác, có việc gì cũng đều thích

bàn bạc với Tiểu Đông, hoàn toàn coi Tiểu Đông là người của mình. Nửa năm sau, Tiểu

Đông được đề bạt làm quản lý, trở thành cấp trên của những nhân viên lâu năm. Mọi người cảm

thấy khó hiểu: Tiểu Đông không phải là loại người thích a dua phỉnh nịnh, ông chủ cũng không

phải là thích người khác săn đón. Vậy Tiểu Đông tại sao lại được coi trọng như vậy?

Có được trọng dụng hay không không có mối quan hệ tất yếu nào với việc có kỹ năng

chuyên môn hay không, giữa quan hệ giao tiếp với việc thăng chức mới có mối quan hệ không

thể nào tách rời được. Làm thế nào để có mối quan hệ tốt với cấp trên là một kỹ năng đáng

học.

Làm cho cấp trên ý thức được tầm quan trọng của bạn

Muốn làm cho cấp trên cảm thấy không thể thiếu bạn thì cần làm cho cấp trên phải thông

qua bạn mới có thể hiểu được tình hình thực tế xung quanh và bên dưới. Trên thực tế, không

có ai thật sự là người đặc biệt quan trọng, trừ khi bạn là người “tri âm tri kỷ” của cấp trên. Vai

trò của bất kỳ một cấp dưới nào cũng đều là giúp đỡ, hỗ trợ cấp trên để đạt tới mục tiêu của

công ty. Muốn làm được điểm này, trước tiên cần phải thừa nhận mục tiêu sự nghiệp và quan

niệm giá trị công việc của cấp trên.

Cấp trên cho rằng công ty cần phải phát triển nhanh chóng thì bạn không thể khăng khăng

cho rằng cần phải tuần tự từng bước; anh ta phát triển ra bên ngoài thì bạn cần giữ chắc đại

bản doanh; anh ta đao to búa lớn thì bạn phải làm công việc bổ khuyết. Nếu bạn có kiến nghị gì

hay hoặc ý kiến bất đồng, cần chủ động đưa ra, nhưng tốt nhất là lẳng lặng nêu ra hoặc dùng

hình thức văn bản. Nếu tỏ ra không hề quan tâm đến công việc của công ty thì sẽ không được

cấp trên trọng dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.