101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 78

thắn, không hề giấu giếm khuyết điểm của mình, thì đối phương chắc chắn cũng sẽ bị ảnh

hưởng và thả lỏng tâm trạng, xóa bỏ sự cảnh giác.

Mọi người một mặt muốn nghĩ đủ mọi cách để giấu kín nhược điểm của mình, đồng thời,

một mặt khác, lại cũng muốn nói thẳng cho người khác biết, thổ lộ sự bất an và nỗi đau khổ vì

giấu kín bí mật mà tích tụ trong lòng. Người giỏi giao tiếp thường lợi dụng đặc trưng tâm lý

này của mọi người để dẫn dụ một cách khéo léo, làm cho đối phương thổ lộ nhược điểm hoặc

bí mật của họ.

Dùng tình cảm để cảm hóa người khác

Đa số mọi người đều yếu đuối về tình cảm, bất kể là nhà chính trị vĩ đại hoặc nhà doanh

nghiệp, hay là tên cướp ngang ngược vô lý, cũng đều khó tránh khỏi nhược điểm này; nhất là

những người thiếu khả năng tư duy lôgíc, nhưng người thích nói lý vụn vặt, những người tự

cho mình là trung tâm, thì lại càng yếu đuối so với những người khác. Lợi dụng nhược điểm

tâm lý này ta có thể chinh phục được trái tim của đối phương. Con người là loại động vật có

tình cảm, cho dù về lý trí biết mình nên làm thế nào, nhưng về tình cảm thì lại không thể nào

thừa nhận ngay, thường không muốn phục tùng hoặc tiếp nhận trực tiếp những lời đối phương

nói. Vì vậy, nếu không thể nào dùng lý trí để thuyết phục đối phương, thì đừng ngại thay đổi

phương thức và sử dụng tình cảm. Chẳng hạn, trên một chiếc xe buýt, một quý bà không cẩn

thận để chai xì dầu vương lên chiếc áo sơ mi trắng của một người đàn ông. Người đàn ông bực

bội, bắt người phụ nữ đền chiếc áo; người phụ nữ quay lại trách anh ta không cẩn thận. Hai

người cứ tranh cãi mãi không thôi. Lúc này có một quý ông đeo kính đứng ra dàn hòa, nói với

người đàn ông kia: “Quý bà này hàng ngày đi làm bằng xe buýt, tan giờ làm còn phải vội về nhà

nấu cơm cho con, hoàn cảnh thật khó khăn lắm...” Còn chưa nói hết lời, người đàn ông kia vội

ngắt: “Thôi khỏi cần nói nữa!” Đồng thời quay sang xin lỗi người phụ nữ kia. Không khí trong

xe bỗng nhiên “trời đang nhiều mây bỗng hửng nắng”.

Phương pháp này không chỉ có thể ứng phó với những đối thủ không thể thuyết phục bằng

lý lẽ, mà trong giao dịch thương mại, khi đối phương cố chấp và không hề lay chuyển, sử dụng

nó cũng rất hiệu quả.

Làm cho đối phương xao động về tinh thần

Những kẻ bị tình nghi phạm tội khi bỗng nhiên nghe thấy cảnh sát hình sự nói: “Không biết

cha mẹ anh đau lòng như thế nào” hoặc “Vợ con anh ở nhà, thật đáng thương biết bao!”, thì đa

phần đều không cầm được lòng và thường tự nói với mình: “Mình đã làm liên lụy đến họ”.

Phương pháp mà cảnh sát dùng để thẩm vấn phạm nhân cũng có thể áp dụng rộng rãi vào

trong những sự việc hàng ngày.

Bình thường xây dựng phương pháp này, trọng tâm là ở chỗ thể hiện rõ hậu quả có thể xảy

ra, làm cho đối phương vì sợ mà tinh thần dao động, bất an.

Chẳng hạn, khi đàm phán với đối tác buôn bán, nếu như mãi vẫn không thành công, thì có

thể nói: “Nếu như không đi đến kết quả gì, thì chúng tôi đành phải nghĩ đến chuyện tìm công ty

khác” hoặc “Chúng tôi đành phải tạm ngừng đàm phán, sau này bàn lại sau”. Những lời như vậy

vô hình trung tác động đến đối phương, khiến suy nghĩ của anh ta rối tung lên.

Phụ họa lời của đối phương

Phần lớn mọi người khi trình bày quan điểm của mình, nếu có người nhiệt tình nghe, thì họ

sẽ nói rất hăng và càng tập trung hơn. Nếu như người nghe cắt đứt chủ đề giữa chừng hoặc tỏ

ra không muốn nghe nữa, thì đối phương sẽ mất đi hứng thú nói chuyện. Nếu đối tác của bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.