Lỗ Tấn từng nói thế này: “Mãnh sĩ thật sự là người dám nhìn thẳng vào cuộc đời ảm đạm!”
Vươn lên từ trong thất bại sẽ là khởi điểm để thành công trong sự nghiệp lớn.
Khi gặp thất bại, giữ được tâm trạng tốt, ổn định, lành mạnh là một việc cực kỳ quan trọng.
Một người nếu như cứ luôn đắm chìm vào trong đau khổ của thất bại, để cho thất bại bóp méo
tâm hồn mình, thì cũng tựa như là xát muối lên vết thương của mình, tự dằn vặt mình.
Khi thất bại, con người ta khó tránh khỏi để ý xem người khác đánh giá như thế nào. Thế
nhưng, cần hiểu rằng, dù là người mạnh hơn bạn hay là người yếu hơn bạn, họ cũng bị thất bại
quấy nhiễu, cùng cảm thấy đau khổ như vậy, chúng ta không cần phải tự cảm thấy xấu hổ.
Phấn đấu là một quá trình liên tục. Thất bại tạm thời không phải là kết quả cuối cùng.
Không có ngưỡng cửa nào mà con người không thể vượt qua. Nhiều sự bất hạnh xem ra có vẻ
như áp đảo mọi thứ nhưng chỉ cần chúng ta không đi vào ngõ cụt, thì sẽ có thể thoát ra khỏi nó.
Khi gặp thất bại, không nên oán trời trách người, anh ách đầy bụng, mà cần bình tĩnh nhìn
nhận nó. Cái kiểu tìm kiếm sai sót của người khác, nghĩ quá nhiều về “ai chịu trách nhiệm
trong việc này” không những không giúp giải quyết vấn đề, mà ngược lại sẽ làm cho vấn đề
càng trở nên tồi tệ hơn, càng khó có thể thoát ra cảnh khốn quẫn.
“Khó khăn là một mặt trời khác của đời người”. Khó khăn trải qua càng nhiều, thì ý chí sẽ
càng mãnh liệt. Nó giống như một con dao nung đỏ nhúng vào nước lạnh hết lần này đến lần
khác vậy, lâu ngày sẽ luyện thành một con dao quý vô cùng sắc bén.
Nhập vào đầu những thông tin tích cực
Một số người sau khi trải qua một lần thất bại rồi thì đã mất niềm tin đối với bản thân.
Muốn giũ bỏ tâm lý tự phủ định mình, bạn đừng ngại nhập một số thông tin tích cực vào
trong đầu mình:
(1). Tiến hành tự khích lệ mình. Tác dụng của tự khích lệ mình là gây ảnh hưởng đến tiềm
thức của bản thân, thường sẽ thu được những hiệu quả không ngờ tới. Chẳng hạn, có thể đọc to
một số câu danh ngôn có tính khuyên răn, những bài văn có tính khích lệ, cũng có thể tự sáng
tạo ra những lời có tính khích lệ, chẳng hạn như “Mình giỏi thật”, “Mình nhất định sẽ thành
công”...
(2). Tự khẳng định mình. Tưởng tượng mình là người chiến thắng, đồng thời vẽ ra quang
cảnh thắng lợi, điều này có thể loại bỏ một cách hữu hiệu cảm giác thất bại.
Khắc phục nỗi khiếp sợ
Một số người thành đạt thường cho rằng, nếu như vì lo sợ thất bại mà vứt bỏ đi mọi cơ hội,
thì sẽ không thể nào tiến bộ, thành công được. Không dũng cảm thử nghiệm thì không thể nào
biết được nội hàm sâu sắc của sự việc, còn nếu như đã từng thử nghiệm rồi, sự thể nghiệm này
sẽ trở thành một bước đệm và sự chuẩn bị sẵn cho tương lai phát triển của bạn.
Vậy thì làm thế nào để cho mình có được dũng khí, làm thế nào để loại bỏ tâm lý lo sợ đây?
(1). Cần có động lực khao khát thành công.
Khảo sát con đường phát triển của những người thành đạt trong sự nghiệp, bạn sẽ phát
hiện thấy phần lớn trong số họ đều thuộc típ người không bằng lòng với hiện tại, không ngừng
tiến thủ. Chúng ta cần đưa ra những thách thức mới cho sự thành công vốn có của mình, cố
gắng hết mình để leo ngọn núi cao ngày hôm nay. Ngày mai chúng ta cần phải leo cao hơn hôm