101 KINH NGHIỆM THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG - Trang 97

L

ý Hồng ỷ mình mồm miệng nhanh nhảu, thường không nể mặt người khác, bới móc những

điểm yếu của người khác làm vui. Cuối cùng có một hôm, khi Lý Hồng đang dương dương

đắc ý với việc trêu chọc người khác trước mặt mọi người, đối phương bỗng nhiên nổi giận,

dang tay cho cô một cái bạt tai. Mọi người có mặt không ai không cười thầm, đều cho rằng

Lý Hồng tự chuốc lấy vạ vào thân.

Trong các hoạt động giao tiếp, không để người khác bị mất mặt cũng được coi là một

nguyên tắc lớn trong ứng xử, cũng là một phẩm chất tốt đẹp. Vậy nên làm như thế nào đây?

Không gợi nỗi đau của người khác

Trong giao tiếp, nếu không phải vì một nhu cầu đặc biệt nào đó, thì nói chung nên tránh

đụng chạm đến những điều nhạy cảm mà đối phương kiêng kỵ, tránh làm cho đối phương xấu

mặt trước đám đông.

Các nghiên cứu về tâm lý học cho thấy, không ai muốn đem phơi bày lỗi lầm hoặc chuyện

riêng tư của mình ra trước mặt mọi người cả. Một khi bị người khác phơi bày, thì họ sẽ cảm

thấy vô cùng bối rối hoặc tức giận.

Không bới móc lỗi nhỏ của người khác

Trong giao tiếp, ai cũng đều có thể có một vài sơ suất nhỏ, chẳng hạn như: nói ngớ ngẩn,

nhớ nhầm tê, chức vụ của đối phương, nghi lễ có phần thất thố... Khi chúng ta phát hiện đối

phương có những trường hợp trên, nếu như không ảnh hưởng gì đến công việc lớn, thì không

cần thiết phải khuyếch đại việc đó lên, cố ý làm cho ai cũng biết, lại càng không nên có thái độ

châm chọc, chuyện bé xé to, lấy những sai sót của người khác ra làm trò cười trước mặt mọi

người. Vì làm như vậy không những khiến cho đối phương khó xử, làm cho anh ta có ác cảm

hoặc muốn trả thù bạn, mà còn hại tới cả hình tượng giao tiếp của bạn, dễ khiến cho người

khác cảm thấy bạn sống quá khắt khe, từ đó “kính nhi viễn chi”, cảnh giác đối với bạn.

Không để đối phương thua quá thảm hại

Ứng xử với người khác giống như là chơi một ván cờ vậy. Chỉ có những thanh niên kém hiểu

biết trong giao tiếp mới thắng liền đối phương một lúc bảy tám ván, thấy đối phương đỏ mặt

tía tai, không ngóc đầu lên được mà anh ta vẫn cứ ngồi đó ra sức hét “Chiếu”.

Nếu như bạn hơn hẳn người khác trong công việc, đừng ngại nhường người khác một chút

trong giải trí hoặc các mặt khác; nếu như bạn có quyền uy tuyệt đối trong một mặt nào đó, thì

đừng ngại lắng nghe nhiều hơn ý kiến của đối phương trong các mặt khác, vả lại bạn cũng

không thể nào ôm đồm hết tất cả mọi thứ được. Dù bạn có tháo vát, thì sức lực cũng không cho

phép, hà tất lúc nào cũng phải hơn hẳn người khác một cái đầu? Nếu như bạn khiến cho người

khác không còn một chút tự tin nào nữa, thì sẽ không còn ai muốn hợp tác với bạn đâu.

Không để người khác lâm vào "ngõ cụt"

Chúng ta không những cần cố gắng tránh khiến cho người khác không còn đường rút, mà

còn cần học biết cách tạo “đường rút” một cách khéo léo kịp thời khi đối phương không tìm

được đường rút lui.

Khi tạo “đường rút” cho người khác, không nên để lộ ra. Vừa có thể làm cho người khác “rút

lui” một cách thể diện, lại cần cố gắng không làm cho những người xung quanh phát hiện thấy,

như thế mới là “đường rút” khéo léo. Có một bài báo như sau: Một lần, một vị khách nước

ngoài mời tiệc tại khách sạn Cung Thủy tinh ở Thiên Tân, mời mười người và gọi ba chai rượu.

Cô Đinh là nhân viên phục vụ của khách sạn biết rằng mười người năm món ăn phải có năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.