hoàng một bài học bằng cách hãm hại và xử tử một người trong số đó để
làm cho tất cả phải khiếp hãi. Công tước Enghienski lúc này đang ở thành
phố nhỏ Ettinheima, sống những ngày vô công rồi nghề và theo đuổi các
cuộc phiêu lưu tình ái. Sulmaster đã lợi dụng điểm yếu này của vị công
tước. Ông bắt cóc người đàn bà trẻ mà công tước say mê mang đến thành
phố Belfor ở giáp biên giới. Công tước biết điều đó, ít lâu sau lại nhận được
lá thư của người tình do Sulmaster làm giả cầu khẩn công tước hãy đến cứu
nàng. Công tước vội lao bổ đến nơi người tình kêu gọi, hi vọng mua chuộc
được lính canh và giải thoát cho nàng. Sulmaster chỉ chờ có vậy. Công tước
Enghienski vừa vượt qua biên giới liền bị người của Sulmaster bắt giữ luôn
và đưa thẳng về Paris, bị xét xử và xử bắn ngay trong đêm tại rừng
Vensenski. Khi hành quyết người ta còn bắt ông này cầm một cây đèn trong
tay để tiện cho việc ngắm đúng mục tiêu.
Nhờ thành công trong chiến dịch này, Sulmaster được thưởng ba mươi
nghìn dollar - số tiền rất lớn thời bấy giờ. Mọi việc diễn ra nhanh đến mức
cho phép Napoleon sau này khẳng định rằng hoàng đế không biết gì về vụ
hành quyết. Sự kiện đáng buồn này sẽ đóng vai trò rất lớn về sau trong lịch
sử.
Một năm sau vụ bắn công tước Enghienski, Xavary tiến cử điệp viên
đáng tin cậy của mình với Napoleon bằng những lời như sau: "Đây, tâu bệ
hạ, là con người được làm ra hoàn toàn từ óc, không có trái tim". Napoleon
mỉm cười khoan khoái nhưng không tặng thưởng thêm huân chương cho
Sulmaster, mà ông thì rất ao ước có một chiếc huân chương Bắc đẩu Bội
tinh.
Napoleon có thái độ riêng đối với các nhà tình báo và gián điệp. Ông
nói: "Gián điệp là kẻ phản bội hiển nhiên" và không đưa công lao phục vụ
của họ cùng hàng với công lao của các sĩ quan và tướng lĩnh.
Cũng trong năm đó, năm 1805, chiến dịch của Napoleon chống Áo và
Nga mở màn. Đó là chiến dịch không thành công bao nhiêu đối với quân