Một bộ mật mã khác của "Bà Doctor" có liên quan đến việc sử dụng các
bộ sưu tập tem. Bà đã cử đi London hai điệp viên xuất sắc nhất Josef Marks
và "Suzetta", tên thật của cô không ai được biết. Họ có hộ chiếu giả của Hà
Lan, có một khoản tiền lớn và một cuốn album tem thư. Bộ mã của "Bà
Doctor" sau này được nhiều cơ quan mật vụ khắp thế giới sao lại. Những
con tem nước ngoài được coi là biểu tượng của các đơn vị hải quân như tập
đoàn, vũ khí, cảng, công sự, đạn dược, thậm chí là con người. Con tem của
Peru năm 1897 vẽ cây cầu Paukartambo là cảng quân sự Fert-of-Forte, con
tem phát hành ở Haiti năm 1904 vẽ các quân nhân là biểu tượng khí tài.
Những con tem của đế chế Anh và các thuộc địa Pháp đều là những quy
ước gì đó trong bộ mật mã. Những điệp viên Đức chỉ việc cài vào những
văn bản chung chung những con số cần thiết, hoặc nêu những con số trong
số lượng những con tem mà họ muốn mua hoặc bán.
Những chuyện đó theo con mắt của những người không chuyên nghiệp
là một hệ thống những thuật ngữ chuyên ngành hoặc những lời nói lóng của
những người trong hội chơi tem. Bằng cách này Josef và "Suzetta" đã trao
đổi thông tin về các lực lượng phòng thủ của nước Anh. Nhưng cuối cùng
Marks đã bị phát hiện và bị phản gián Anh bắt được. Anh đã nói với người
theo dõi anh rằng bây giờ đối với anh thì nhà tù là nơi an toàn duy nhất, nơi
anh trốn khỏi "người đàn bà Antverpen". Marks đã bị kết án, còn
"Syuzetta", cô gái Pháp khôn ngoan, cô học trò của "Bà Doctor", thì không
hề hấn gì cả.
Chúng tôi đã nói rằng các cô điệp viên Đức là những người dũng cảm,
quên mình, nhưng họ lại thiếu khả năng ứng phó và sáng tạo, vốn là thuộc
tính của các bạn đồng nghiệp Pháp. Vì thế người Đức thường đi mượn các
cô gái nước ngoài. Cô "Eva Thuỵ Điển", một trong những người tốt nghiệp
trường điệp viên của "Bà Doctor", có thể được coi là một ví dụ điển hình.
Bố cô Eva de Burnonvil là người Thuỵ Điển (gia đình ông từ Pháp sang
cùng với đô đốc thời Napoleon Bernadott), mẹ cô là người Đan Mạch. Eva