những người lính theo phản xạ đang đưa tay lên cò súng. Chỉ trong một tích
tắc, một trận mưa đạn phủ xuống chiếc ghe. Tất cả hỏa lực trên ba chiếc tàu
Mỹ đồng loạt nhả đạn. Lửa cháy rừng rực một khúc sông. Chiếc ghe của
Năm Thu như một chiếc lá rơi vào biển lửa. Anh Tám Lê Thanh cùng đoàn
quân núp trong bụi cây ven bờ chỉ cách chiếc ghe Năm Thu chừng hơn
50m. Chỉ độ vài phút sau, một đoàn trực thăng với những ngọn đèn pha rực
sáng đã liên tục bắn rốckét và đạn đại liên dài theo hai bên bờ. Tiếp theo là
những cụm pháp từ Gò Dầu, Tây Ninh, Trảng Bàng chụp tới.
Sau đêm bão lửa ấy, Trung ương Cục triển khai một lực lượng lớn tìm
kiếm bên hai bờ sông hy vọng cứu được những đồng chí may mắn sống sót.
Nhưng liên tiếp nhiều ngày, không một ai tìm được dù một vết tích nhỏ của
14 người trên chiếc ghe định mệnh ấy. Và từ đó, tin Năm Thu (Đào Phúc
Lộc) hy sinh được giấu kín trong một thời gian dài.
Bà Bùi Ngọc Hường trở về sau 12 năm ở nhà tù Côn Đảo cùng với 4
đứa con sinh ra ở 4 chiến trường. Những đứa trẻ lớn lên không biết mặt
cha, thiếu bàn tay chăm bẵm của mẹ vẫn đau đáu một hoài vọng mơ hồ biết
đâu một ngày nào đó cha sẽ trở về. Tờ giấy chứng nhận liệt sĩ của chồng và
cha không đủ sức để bà con nhân dân nơi quê hương ông hiểu và tin rằng
Đào Phúc Lộc đã hy sinh anh dũng. Chiến tranh, mọi sự xảy ra đều là lẽ
thường, ngay cả chuyện người dân quê ông vẫn đồn rằng, Đào Phúc Lộc là
gián điệp, là phản gián v.v...
Đau đớn vì mất chồng, cha, càng đau đớn hơn khi thanh danh của ông
chưa được làm rõ, bà Hường cùng với các con đã ngược dòng lịch sử tìm
lại thời gian đã mất của liệt sĩ Đào Phúc Lộc.
Cuộc hành trình tìm cha phải mất tới gần 30 năm. Ba mươi năm, những
nghi ngờ ông là một kẻ "phản bội Tổ quốc" mới được gột rửa. Trong khi vợ
và các con đi tìm thì ông lại nằm lặng lẽ trong lòng đất trên triền sông Vàm
Cỏ Đông ở ấp An Thới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh với ngôi
mộ vô danh. Bác Hai Tờ ở ấp An Thới đã vớt thi thể Đào Phúc Lộc lên