108 ĐIỆP VIÊN VÀ ĐIỆP VỤ THẾ GIỚI - Trang 820

Bradly, Công ty Bells đã nghiên cứu ra thiết bị đó với trọng lượng nặng 6
tấn, dài 20m, rộng 3m, sử dụng năng lượng hạt nhân để cung cấp điện, thời
gian nghe trộm kéo dài trong một năm, có thể nghe được 10 cú điện thoại
qua mỗi lần nghe trộm, nếu như lắp ráp vào với dây cáp điện thì một năm
sau mới phải quay lại để kiểm tra lấy tin tức. Chuẩn bị xong xuôi mọi việc,
Bradly tiến hành hội báo phương án hành động của mình. Sau khi nghe các
cuốn băng do tàu SSGN-587 ghi được, các quan chức cấp cao của Mỹ đều
nhất trí thông qua kế hoạch của Bradly, đồng thời đặt tên cho kế hoạch này
là "Chuông gió". Ngày 4-8-1972, tàu SSGN-587 lần thứ hai đến biển
Okhotsk, sau khi lắp ráp thiết bị mới vào dây cáp điện, con tàu đã hoạt
động dưới biển hơn một tuần, thu thập được khá nhiều cuộc nói chuyện
bằng điện thoại của Hải quân Liên Xô, sau đó nó tiếp tục quay trở về căn
cứ an toàn.

Kế hoạch "Chuông gió" được tiến hành đến năm thứ 10, tức năm 1981,

thì Cơ quan Tình báo Liên Xô phát hiện ra thiết bị nghe trộm dưới đáy biển
Okhotsk và cho trục vớt lên. Tuy Mỹ bị mất một "kho vàng tình báo" quý
giá nhưng cũng vào thời điểm đó Mỹ đã triển khai một thiết bị nghe trộm
khác lắp ráp vào dây cáp điện của Liên Xô trên biển Barents ở Bắc Băng
Dương với quy mô ngày càng lớn hơn và khó bị phát hiện hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.