Zaporozski còn tư vấn rất tích cực cho cơ quan đảm trách về phản gián
hàng đầu của Mỹ.
Nhưng lượng thông tin quý giá để bán dần dần cũng cạn, kéo theo
khoản tiền "bồi dưỡng" cũng ít dần. Zaporozski buộc phải nghĩ đến cách
tìm những nguồn thông tin mới. Hắn đã nghĩ ngay tới các đồng nghiệp cũ.
Nhiều lần, hắn đã tìm cách tiếp cận với các nhân viên SVR đang hoạt động
ở nước ngoài nhằm đề nghị hợp tác. Zaporozski cũng thường xuyên liên lạc
với Moscva, đặc biệt là những đồng nghiệp đang chuẩn bị nghỉ hưu. Đây
chính là cơ sở cho chiến dịch "nhử mồi" được FSB và SVR phối hợp tổ
chức. Đến năm 1999, Zaporozski đã có một quyết định thiếu thận trọng khi
quay trở lại Moscva mà không có mục đích cụ thể. Cơ quan Phản gián Nga
đã biết được điều này, nhưng chưa vội vàng hành động. Nếu như tên gián
điệp đã tới đây lần đầu, nhất định sẽ có những lần tiếp theo, với những
nhiệm vụ cụ thể và quan trọng hơn.
Tháng 10-2000, viên phó chỉ huy bộ phận tình báo của SVR tại New
York là Sergey Tretiakov đã trốn sang Mỹ. Chỉ hai tháng tiếp sau là vụ đào
ngũ của một sĩ quan an ninh trong Đại sứ quán Nga tại Ottawa và nhân viên
phản gián đối ngoại của SVR là Evgheny Toropov. Đối với Zaporozski, đây
là một thời điểm thuận lợi nhất để có thể công khai quay lại Moscva. Hắn
đã có "bằng chứng ngoại phạm": Tất cả những thất bại trước có thể đổ lỗi
cho hai tên phản bội vừa qua, hơn nữa Toropov còn từng làm việc chung
một ban với hắn. Zaporozski thậm chí đã gọi điện về cho các đồng nghiệp
cũ tại Moscva, bày tỏ "sự công phẫn" của mình trước những kẻ phản bội!
Mọi việc tất nhiên không thể qua được mắt của SVR và FSB. Họ đang
tập trung vào những "chiêu cuối cùng" nhằm nhanh chóng dụ Zaporozski
về Moscva.
CIA cũng muốn cho điệp viên của mình nhanh chóng trở lại Moscva.
Họ đã lập sẵn một danh sách các nhân viên và cả cựu nhân viên các cơ
quan mật vụ Nga, những người mà Zaporozski phải gặp gỡ để khôi phục lại