Trò chơi này sẽ giúp trẻ trong những năm cuối tiểu học
hoặc trẻ trong giai đoạn đầu vị thành niên hiểu rõ cả hai từ.
Hãy hỏi một cách đơn giản: “Từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa
với đáng tin là gì?” (có thể trông cậy được, có thể tin tưởng
được…) “Thế còn trung thành thì sao?” (về phe với, ủng hộ,
là một phần của…) “Từ trái nghĩa hoặc gần ngược nghĩa với
đáng tin là gì?” (không thể trông chờ, không thể tin tưởng,
hay thay đổi) “Thế còn trái nghĩa với trung thành là gì?”
(phản bội, gián điệp, không cam kết…) Sau đó, hãy thảo luận
đáng tin có thể giúp người khác như thế nào và ngược lại
không đáng tin sẽ gây tổn thương cho người khác ra sao.
Thảo luận
Hãy giúp con bạn hiểu rõ hơn các khái niệm và có thể dễ
dàng nghĩ về những khái niệm đó. Hãy hỏi chúng có thể
trung thành với ai hoặc cái gì (đất nước, nhà thờ, trường học,
nhân viên, bạn bè, gia đình…) Sau đó, hãy hỏi chúng xem ai là
người có thể tin tưởng, phụ thuộc vào chúng (cha mẹ, thầy cô
giáo, bạn bè, nhân viên…)
Thảo luận về lòng trung thành đúng-và-sai
Đây là cách tốt để giúp trẻ nhận ra sự khác biệt giữa trung
thành và “không phản bội”. Hãy chỉ ra một số trẻ hiểu trung
thành với bạn có nghĩa là “không mách tội”, hoặc “giữ im
lặng”, thậm chí là nói dối để bảo vệ bạn. Đó là trung thành
kiểu “sai trái”. Hãy giảng giải cho trẻ hiểu nếu ai đó làm sai
việc gì, thì người bạn trung thành thực sự phải cố gắng để
bạn mình thừa nhận sai lầm, và nếu bạn không nhận ra sai
lầm thì phải nói với người khác. Nếu không làm theo một
trong hai cách đó, người bạn sẽ tiếp tục làm việc sai trái và sẽ
vướng vào rắc rối nghiêm trọng hơn.
Truyện
Truyện có thể giúp trẻ cảm nhận và trải nghiệm các tình
huống về trung thành và tính đáng tin. Trẻ lứa tuổi tiểu học
́