chúng ta sẽ “đánh mất bản thân” và thôi lo lắng về chính
mình, thôi cảm nhận về cái tôi của mình.
Ba ưu tiên thường nhật
Điều này có thể giúp trẻ vị thành niên trở thành những
người đặt mục tiêu hiệu quả hơn và đảm bảo chúng sẽ nghĩ về
những người khác cùng với những mục tiêu và khả năng liên
quan tới bản thân. Hãy giúp trẻ hình thành thói quen dành
năm phút mỗi buổi sáng để đặt ra ba mục tiêu đơn giản cho
ngày hôm đó.
1. Việc quan trọng nhất trẻ có thể làm cho việc học ngày
hôm đó (bài tập, bài kiểm tra đặc biệt quan trọng…)
2. Việc quan trọng nhất trẻ có thể làm cho bản thân ngày
hôm đó (ăn ngon, luyện tập, nghỉ ngơi đủ…)
3. Một việc chính con có thể làm cho người khác ngày hôm
đó (giúp em trai hoặc em gái làm việc gì đó, đối xử tốt với
một người bạn không được nhiều người quý mến ở trường,
khen ngợi một người nào đó…)
Ý tưởng ở đây là khiến trẻ suy nghĩ về ba ưu tiên đó
trong cùng một thời điểm (việc học, bản thân và phục vụ cộng
đồng). Ba câu hỏi trên giúp trẻ vị thành niên vượt qua được
những lo lắng và bất an của bản thân. Và hàng ngày thực
hiện một việc quan trọng ở mỗi lĩnh vực sẽ cho bạn - những
người làm cha làm mẹ - rất nhiều cơ hội để khen ngợi và
động viên trẻ!
Trò chơi Lắng nghe-diễn giải-và-thêm cảm xúc
Trò chơi này sẽ giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe và diễn
giải của trẻ. Hãy giải thích với trẻ rằng khả năng lắng nghe
mà gia đình bạn thực hành trước đó chỉ là bước khởi đầu để
có thể hiểu được cảm nhận của người khác. Bạn cần phải
lắng nghe, thấu hiểu và sau đó cố gắng hết sức để đặt