mình vào địa vị của người khác và tưởng tượng người đó cảm
nhận như thế nào.
Sau đó, hãy giới thiệu trò chơi Lắng nghe sau: Một thành
viên trong gia đình hỏi một người khác chuyện gì đã xảy ra với
người đó ngày hôm nay. Người thứ hai kể lại một số chuyện
và người thứ nhất nhắc lại hoặc diễn giải những trải nghiệm
đó, tưởng tượng như chuyện đó xảy ra với mình. Sau đó, người
thứ nhất phải nói được suy nghĩ của anh ta về việc người thứ
hai cảm thấy như thế nào.
Chẳng hạn, James (12 tuổi) lắng nghe Pat (10 tuổi) bằng
cách hỏi: “Hôm nay có chuyện gì xảy ra với em?” Pat nói: “Ôi,
bọn em có bài kiểm tra toán, và em cứ nghĩ nó dễ, nhưng
thầy giáo hỏi rất nhiều câu ở chương mà em không học và
gần như chẳng hỏi gì ở chương em học cả!”
James đáp lời: “Vậy là em nghĩ em đã chuẩn bị cho bài
kiểm tra, vì em đã học, nhưng em gần như chỉ học một
chương, và khi làm bài kiểm tra, hầu như toàn bộ câu hỏi lại
ở
chương khác - chương mà em không học. Anh cá là em cảm
thấy buồn lắm và có lẽ em còn cảm thấy hơi bực mình vì
thầy giáo đã ‘lừa’ em vì không nói cho em biết phải học
chương nào”.
Thật ngạc nhiên là trẻ rất thích kiểu thảo luận này (một
khi chúng được cầm trịch) với anh chị em hoặc với bố mẹ.
Không có cách đào tạo, huấn luyện nào tốt hơn để việc
quan tâm được phát thực sự.
Cố tình bỏ một bữa ăn
Điều này có thể giúp trẻ đồng cảm và cố gắng cảm
nhận nhu cầu của người khác. Từ năm 8 tuổi và thường sớm
hơn, trẻ đã có khả năng nhịn ăn ít nhất một bữa. Với kiểu
thảo luận và quan sát mà cha mẹ có thể thêm vào, đây có thể
là một trong những trải nghiệm cơ bản và ý nghĩa sớm nhất
mà trẻ có được. Hãy nói về cảm giác đói khi đã trải qua, và
̀
́
́
́