nói cho trẻ về những việc khó khăn mà bạn làm - không phải
theo cách khoe khoang, khoác lác, mà theo cách thẳng thắn,
thật thà, để trẻ biết rằng những việc đó cũng khó đối với cả
người lớn. Nếu bạn được giao một việc khó, hãy nói cho trẻ
biết. Nếu bạn đã nói chuyện với người nào đó vốn dĩ vẫn
khiến bạn thấy không thoải mái, hãy nói cho trẻ biết. Nếu
bạn chiến thắng được áp lực bạn bè, hãy nói với trẻ. Hãy
nghĩ về những việc trong quá khứ và cả những tình huống
hiện tại.
Phân biệt sự khác nhau giữa dũng cảm và “mạnh miệng”,
giữa thiếu dũng cảm và nhút nhát. Điều này sẽ giúp trẻ
nhận ra rằng dũng cảm là một phẩm chất, không phải một
tính cách. Nếu bạn có một hoặc một vài đứa con đặc biệt
nhút nhát, phải làm sao để chúng hiểu được bạn không cố
dạy chúng mạnh miệng hơn hoặc “nổ” hơn. Hãy nói cho trẻ
về sự dũng cảm thầm lặng - lòng dũng cảm nói không với
điều sai trái, lòng dũng cảm nói câu chào với đứa bé bị bạn
bè cách ly. Hãy giải thích rằng trái tim ai lúc đó cũng đập
mạnh một chút, rằng tất cả chúng ta đều hơi sợ, nhưng dù
thế nào chúng ta cũng có thể làm điều đúng đắn.
Hãy giúp trẻ hiểu điều làm nên dũng cảm. Chìa khóa để
dạy trẻ mọi độ tuổi lòng dũng cảm là nhận ra rằng sự chuẩn
bị và sự tin tưởng hay niềm tin (không hẳn là “đức tin”) tạo
thành lòng dũng cảm. Con của chúng ta sẽ dũng cảm nếu
chúng có sự chuẩn bị, dù sự chuẩn bị đó là suy nghĩ thấu đáo
về việc đưa ra quyết định và dạy chúng tự tin nói không hay
là khuyến khích chúng tập một bài piano cho buổi độc diễn
và giúp chúng cảm thấy tự tin rằng chúng có thể biểu diễn
tốt. Tin rằng trẻ có thể làm điều mà chúng biết là đúng
chính là chìa khóa dẫn tới lòng dũng cảm. Trẻ có thể nhận ra
rằng niềm tin không có nghĩa là tin rằng mọi việc sẽ lộ
diện, mà là tin rằng chúng có thể hé lộ mọi việc.
Phương pháp dành cho trẻ trước tuổi tới trường