thù khi ai đó làm trẻ bị tổn thương, biết đếm từ 1 đến 10 để
lấy bình tĩnh, hoặc có thể giải thích tại sao người nào đó lại
làm một việc có thể gây tổn thơng.
Hãy chân thành khen ngợi mọi nỗ lực. Bạn cũng nên tham
gia tranh giải, nghĩ tới ví dụ về nỗ lực của chính bản thân bạn
để có được cảm giác thanh bình trong suốt tuần đã qua.
Hãy cùng nhau thảo luận từng tình huống mà mọi người đưa
ra.
Hãy trao giải thưởng đó cho thành viên gia đình đã nỗ lực
nhất để có được cảm giác thanh bình trong cả tuần. Hãy
khen ngợi một cách hào phóng người giành chiến thắng!
Khái niệm “có hai bên mới có chiến tranh”
Hãy giúp trẻ nhận ra từ trái nghĩa của hòa bình là chiến
tranh và một người thì không thể tự đánh nhau được, nên cả
hai bên tham chiến đều có lỗi.
Hãy sử dụng “ghế hối lỗi” (ở phần trước) cho cả trẻ lứa
tuổi tiểu học và trẻ chưa đến tuổi tới trường. Hãy giải thích
cho trẻ rằng nếu chúng chọn hòa bình và từ chối trả thù
(hãy cùng nhau học định nghĩa của từ này), thì sẽ không có
cuộc chiến nào xảy ra.
“Lỗi kỹ thuật”
Phương pháp này có thể giúp những đứa trẻ có thiên
hướng về thể thao nhận thấy lợi ích (và đặt ra mục tiêu) của
hành vi điềm tĩnh. Trẻ có thiên hướng về thể thao biết khái
niệm lỗi kỹ thuật và dấu hiệu trọng tài báo (thẳng, dọc, cánh
phải đánh thẳng, ngang, cánh trái tạo thành hình chữ T) có
thể nhanh chóng hiểu được tại sao một “cầu thủ” không nên
mất bình tĩnh. Trong môn bóng rổ, không được ném bịch
quả bóng vào sân, không được đẩy người, không được quát
tháo, cũng không được có thái độ thiếu tôn trọng hay mất
bình tĩnh. Nếu bạn có, bạn sẽ phải chịu một cú phạt hình chữ
T.
́
́