như tôi, lò sưởi không phải luôn luôn được đốt lên, và chỉ Hitler là có
quyền quyết định đốt hay không mà thôi.
Ở đó, Eva Braun ở bên phải Quốc trưởng, ông ta chỉ định người được
dành cho vinh dự ngồi bên trái. Hitler hầu như luôn luôn nói. Khi trong
ngày ông tiếp đón một nhà ngoại giao ngoại quốc, ông cho chúng tôi hay
cảm tưởng của ông và tiếp theo là những giải thích dài dòng về xứ đó.
Nhưng trong lúc nói ông quan sát tất cả vì ông ta có bệnh tò mò.
Khi một nhóm khách thì thầm ở một góc hay một vài người bỗng cười
vô cớ ông muốn biết lý do tức khắc. Trong thời kỳ trước chiến tranh chúng
tôi thường dùng cách này để thông báo cho ông những điều mà khi khác
không thể nói cho ông nghe. Hai chiếc đầu ghé lại thì thầm. Khi Hitler
muốn được biết có gì xảy ra, người ta trình với ông những tin tức mà một
cách chính thức ông không đòi hỏi được nói đến.
Những buổi ngồi trước lò sưởi chấm dứt vào ba giờ sáng, Eva Rraun
rút lui trước ông.
Những ngày chúa nhật cũng không mang lại một thay đổi hay ho nào
cho chương trình hàng ngày, ông ghét các ngày lễ Phục sinh, Giáng sinh
v.v... Từ khi cháu ông, Geli Raubal chết đi, lễ giáng sinh đối với ông là một
niềm thương tiếc. Ông chịu đặt một cây thông trong góc phòng nhưng cấm
hát các bài thánh ca. Trong những năm sau cùng ông còn cấm cả việc đốt
nến lên cây thông. Tôi không biết gì buồn hơn và nản bơn là dự lễ Giáng
sinh bên cạnh Hitler.
Năm mới, trái lại, được tổ chức theo truyền thống. Các buổi ăn tốn
kém hơn và người ta cho nổ sâm banh đều đều. Vào lúc giao thừa, Hitler
chìm môi trong một ly đầy bọt, cụng ly vời các thực khách mừng năm mới.
Mỗi lần như vậy ông nhăn mặt như nuốt phải thuốc độc. Ông hoàn toàn
không hiểu rằng tại sao các người khác lại thích loại "nước dấm" này. Chỉ
một lần tôi thấy ông uống thích thú một ly rượu chát cổ ông nhận mời vào
mùa Giáng sinh 1944. Khi người ta muốn rót đầy ly khác, ông kịch liệt
phản đối. Sáng hôm sau, ông thử uống thêm một lần nữa, nhưng sự chê bỏ
rượu đã thắng ông.