Từ sự kính trọng đến sự lố bịch chỉ một bước
(HITLER)
CHƯƠNG IX.
T
ừ trước chúng ta đã thấy rằng Hitler có hai cách để thành công,
được phát triển đến mức độ tài tình : ý chí và trí nhớ. Điều lạ hơn nữa là sự
cứng rắn và ương ngạnh của ông kết hợp thành một nét khác của tính tình
luôn luôn nhẹ nhàng và đầy âm mưu của ông.
Nếu Hitler là một quái vật của ý chí, một thiên tài về trí nhớ, thì cũng
là, tôi không dám nói nhất là, một bậc thầy của các trò hề và đạo đức giả.
Một tính đạo đức giả tự nhiên đến nỗi, chính ông cũng bị lầm, và tính toán
đến nỗi được thực hiện trong từng cử chỉ, từng hành động.
Hitler chất chứa trong mình cái định lý ghi ở đầu chương. Trong các
cuộc nói chuyện với chúng tôi, ông nhắc lại mãi câu nói đó và giải thích
rằng ông dùng nó như một nguyên tắc để không bao giờ bị mất mặt trước
kẻ đối thoại hay trong mắt những kẻ chung quanh.
Thường ông nhấn mạnh câu đó bằng cách nháy lại câu ca dao bình dân
xác định rằng : "Với người bồi phòng, không có kẻ cao quí".
Với một nghệ thuật khéo léo trong niềm lo lắng không có được hào
quang trên vương miện, Hitler trong mọi trường hợp biết cách tự tạo chiếc
mặt nạ cho mình. Sự lo sợ đi sai đường ở ông đã trở thành một cơn bệnh.
Nó giải thích sự man trá mà Hitler hay dùng trong nhiều trường hợp.
Trên kia, tôi đã nhấn mạnh sự khó khăn của Morell, y sĩ trẻ, khi làm
cho ông chịu để đấm bóp hay chụp hình quang tuyến X. Hitler bị ám ảnh
bởi sự khó chịu khi cởi áo quần trước người lạ, sợ rằng người này sẽ lợi
dụng điều đó để làm hư tiếng tăm của ông. Hơn nữa, người bồi phòng
không bao giờ được quyền vào phòng ông khi ông chưa ăn mặc từ đầu đến
chân. Sự lo lắng "Không biết người ta sẽ nói gì" được biểu lộ trong mọi sự
nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn, từ khi cầm quyền Hitler không mặc chiếc quần
ngắn bằng da, hay dùng ở xứ Bavière nữa. Ông tiếc không được ăn mặc tự