phạm một lỗi lầm gì dể cho bọn gian thần có cớ gièm pha. Ngay chính
người con trai của ông phạm quân pháp cũng bị xử đúng với luật lệ.
Có thể nói, cả cuộc đời của vị danh tướng này đều là những vất
vả nơi chiến trường, chỉ trừ một thời gian ngắn khi đã già yếu làm việc
ở triều đình. Từ khi tham gia quân đội, Quách Tử Nghi đã là một vị
tướng nhiều tài năng, chỉ đến khi cuộc biến loạn An Lộc Sơn nổ ra, tài
năng của ông mới được bộc lộ, lấy thân mình và sự tận tụy suốt 30
năm gánh gồng cho triều đình nhà Đường thoát qua biết bao nhiêu cơn
nguy cấp.
Với trí mưu quyền biến kết hợp với đức độ của mình, không ít
lần Quách Tử Nghi đã không phải tốn sức vẫn dẹp yên được nội loạn.
Đó là lý do tại sao tên tuổi của ông rất ít khi được hậu thế nhắc đến
ngoài cuộc binh biến An Lộc Sơn. Thật sự Quách Tử Nghi là nhà quân
sự rất thông thạo binh pháp nên trước tiên vận dụng các yếu quyết
trong binh pháp để giải quyết vấn đề, cuối cùng không sao được mới
phải dùng tới sức mạnh quân sự. Trong các trận chiến, người ta có thể
thấy ông tùy hoàn cảnh mà sử dụng kế sách theo binh pháp hết sức
linh hoạt, có lúc lấy nhàn nhã đánh mệt mỏi, có khi dùng kế “Dương
đông kích tây”, có lúc lại đánh bất ngờ làm cho quân địch trở tay
không kịp. Hầu như các chiến thắng của ông đều lấy ít đánh nhiều, đó
là chiến lược tài tình nhất của người cầm quân, không nhất thiết quân
số phải nổi trội hơn đối phương mới thắng trận.
Vị Hoàng đế hôn ám Đường Đại tông đến khi chết mới nhận ra
tài năng và đức độ cùng với tấm lòng trung thành của ông và di chiếu
để lại nhờ ông phò tá cho con mình lên ngôi. Quả nhiên di chiếu này
đã được Quách Tử Nghi tiến hành rất nghiêm túc, tang lễ Đại tông tiến
hành suôn sẻ dưới sự giám sát của Quách Tử Nghi, không hề có sự cố
gì xảy ra. Do vậy khi Đức tông lên ngôi rồi cũng phải công nhận ông
xứng đáng là nguyên lão bốn triều, tôn xưng ông làm Thượng phu, cho
giữ chức Trung Thư lệnh, tức ngang hàng với Thừa tướng, được quyết
định những điều quan trọng nhất của triều đình.