tổ Chu Nguyên Chương ban lệnh soạn thảo viết rất rõ ràng: “Ngày
Nhâm Ngọ, tháng 7 mùa thu (ông) bệnh nặng. Ngày Kỷ Sửu băng tại
hành cung Tát Lý châu.”
Theo các thuyết này thì Thành Cát Tư Hãn bị trúng tên tẩm thuốc
độc của người Tây Hạ nhưng vẫn gắng gượng cứu chữa, sau đó tái
phát mới chết. Cũng với giả thuyết Thành Cát Tư Hãn bị trúng độc
nhưng không phải do tên địch thủ mà là bị các Vương phi đầu độc.
Điều này tương đối có chứng cứ bởi vì mỗi khi Thành Cát Tư Hãn bắt
được thê thiếp của các quốc vương hay thủ lĩnh bộ tộc, bất cứ ai có
nhan sắc đều ép buộc làm Phi tần của mình. Họ có thể có cơ hội đầu
độc được. Thế nhưng lại có giả thuyết khác ly kỳ hơn, đó là mỗi lần ân
ái cùng với các Phi tần tù binh, Thành Cát Tư Hãn chắc chắn đã đề
phòng cẩn mật, không thể nào họ giấu được thuốc độc hay võ khí. Vì
vậy giả thuyết nêu lên là một Phi tần của người Tây Hạ đã dùng răng
làm Thành Cát Tư Hãn bị thương nặng nơi hạ bộ, sau đó không cầm
máu được mà chết. Tựu trung các giả thuyết Thành Cát Tư Hãn bị Phi
tần tù binh sát hại đều dựa vào con số các phi tần mà ông ta bắt được,
buộc phải làm vợ của mình. Theo ghi chép thì khi Thành Cát Tư Hãn
chết, số Phi tần bị tuẫn táng theo lên tới số 40, có lẽ đó là cách ông ta
trả thù người đã hạ độc mặc dù không chính xác là ai, tất cả Phi tần bị
nghi ngờ đều phải chết.
Trong chính sử của người Mông Cổ thì lại ghi rằng Thành Cát Tư
Hãn ngã ngựa bị thương, cộng với bệnh tật do sương gió thành bệnh
mà chết. Còn một số giả thuyết ly kỳ hơn như bị sét đánh, bị các
vương phi đâm chết, v.v... Tất cả đều là giả thuyết bởi ngay hiện tại
người ta còn chưa thể tìm ra lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn ở đâu.
Nếu như tìm được, khai quật rồi khám nghiệm xương cốt bằng những
khí cụ khoa học tối tân ngày nay, chắc chắn sẽ chứng minh được cái
chết bất ngờ của “Vị vua của toàn thể thế giới”.