người đem đến cho ông một bát canh thịt ngỗng. Theo sách thuốc
ngày trước, nếu người bị nhọt độc mà ăn canh thịt ngỗng sẽ bị bộc
phát mà chết. Từ Đạt cũng biết điều này, rơi nước mắt mà ăn hết bát
canh, sau quả nhiên qua đời.
Giả thuyết này có một điểm yếu là: Lúc đó Từ Đạt bệnh nặng sắp
chết, Chu Nguyên Chương còn hạ độc thủ làm gì cho mang tiếng?
Nếu sắp xếp một cách khoa học, có lý luận thì Chu Nguyên
Chương có thể giết bất cứ ai trừ Từ Đạt bởi những lý do sau:
– Từ Đạt là bạn chí thân của Chu Nguyên Chương, đã kề vai sát
cánh trên các chiến địa. Họ đã quá hiểu nhau, không thể vì chút nghi
ngờ nào đó mà xuống tay sát hại được.
– Từ Đạt làm quan được mọi người tôn trọng, chưa bao giờ xảy
ra đố kỵ hay ghen ghét, vì vậy không có việc bị đại thần gièm pha vu
cáo với Chu Nguyên Chương.
– Ông lại là hoàng thích, địa vị cao trọng sánh ngang với Hoàng
đế thì còn tham vọng như thế nào nữa mà tới nỗi phải bị Chu Nguyên
Chương trừ diệt? Từ Đạt có ba người con gái đều được gả cho con của
Chu Nguyên Chương: người lớn nhất lấy Yên vương Chu Lệ và sau
này được phong làm Hoàng hậu; một người là Phi tử của Đại vương
Chu Quế; người cuối, cùng cũng là Phi tử của An vương Chu Doanh.
Với thân phận như vậy, chắc chắn Từ Đạt không bao giờ có tâm ý
muốn phản lại triều đình, chẳng lẽ Chu Nguyên Chương giết “cho
vui”?
Con trai của Từ Đạt là Từ Huy Tổ kế thừa chức tước của cha,
quyền cao chức trọng, nắm đại quyền trong tay. Nếu như Từ Huy Tổ
khám phá ra việc phụ thân bị đầu độc thì sẽ nghĩ sao? Một người hiếu
sát như Chu Nguyên Chương, sẵn sàng “giết lầm chứ không tha lầm”
thì tại sao chỉ giết mỗi mình Từ Đạt? Không giết luôn Từ Huy Tổ để
trừ tuyệt hậu họa?
Với những câu hỏi này, giả thuyết Chu Nguyên Chương hạ độc
Từ Đạt hoàn toàn sai lầm. Như vậy Từ Đạt còn cao trọng hơn tất cả