Đây là sự ban phong xứng đáng bởi Từ Đạt không những đã phò giúp
cho Minh Thái tổ ngay từ khi mới khởi nghĩa mà chắc chắn công lao
không ai sánh bằng nổi, kể cả danh tướng Thường Ngộ Xuân. Nếu
tính ra ông đã trải qua hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ, không thua kém
gì các danh tướng thời trước như Bạch Khởi, Vương Tiễn, Hàn Tín,
v.v... Thường Ngộ Xuân (khi ấy đã chết vì bệnh) chỉ được Chu
Nguyên Chương liệt vào hạng công thần thứ nhì bởi hầu hết các chiến
thắng của Thường Ngộ Xuân đều dựa vào sự liều lĩnh, can đảm đến
điên cuồng mà thành công, không thận trọng tính toán được như Từ
Đạt.
Về mặt nhân văn, Thường Ngộ Xuân cũng rất hay lạm sát, giết
địch quân và hàng binh không gớm tay trong khi Từ Đạt lấy nhân
nghĩa làm chủ đạo, vì vậy ông không những được tướng sĩ, đồng liêu
yêu mến mà cả đến người dân khắp nước cũng rất kính trọng. Mỗi khi
quân đội của ông đi tới đâu, người dân vô cùng yên tâm, không hề bị
cướp phá hay tổn thất thứ gì.
Ngoài Từ Đạt và Thường Ngộ Xuân có công lao lớn nhất, các
danh tướng đã theo ông từ thuở mới khởi nghĩa, gồm đến 28 người
đều được phong Hầu và rất nhiều đất đai thực ấp. Những người này
hình thành một tập đoàn thế lực được sử gọi là “Tập đoàn Hoài Tây”.
Có lẽ chính Chu Nguyên Chương cũng muốn như thế để dựa vào đó
mà không còn lo lắng bị đại thần phản trắc chiếm ngai vàng nữa. Thế
nhưng cuộc đời không bao giờ tiên đoán được hết, Chu Nguyên
Chương lo sợ người ngoài cướp ngôi Hoàng đế, không hề đề phòng
con cháu và chính con trai của ông là Chu Lệ sau này lại là người
cướp đoạt ngai vàng, xưng hiệu Minh Thành tổ.
Với công lao ấy, Từ Đạt được giữ chức Tả Thừa tướng, tước
Quốc công và đi trấn nhậm một vùng đất trọng yếu Bắc Bình, tức Đại
Đô ngày trước. Có thể nói, khi thành công rồi, Từ Đạt coi như đã là
một ông vua nhỏ, toàn quyền sinh sát không phải tâu bày với Chu
Nguyên Chương. Với quyền hạn rộng lớn ấy, Từ Đạt vẫn không hề