họ, đã được bà ngoại nuôi dạy trong năm đến sáu năm đầu đời ở
Birmingham, Alabama. Nhưng họ cũng phải ở chung với ba người chú bác
khác, những người đã lạm dụng cả ba đứa trẻ về tâm lý, thể chất và tình dục.
Johnnetta phải chịu những thương tổn cả về thể chất và tinh thần.
“Năm tôi năm tuổi,” Johnnetta nói: “tôi đã bắt đầu tin rằng tôi không chỉ
kém cỏi hơn, mà còn là một đứa trẻ bị chính mẹ mình bỏ rơi. Khi còn nhỏ,
tôi không có nơi nào để đi, không được nói gì và không có gì sất!”
1
Khi mẹ của Johnnetta và Sonya biết chuyện họ bị lạm dụng, bà đã chuyển ba
cô gái đến một ngôi nhà mới. Nhưng sự lạm dụng tiếp tục diễn ra, lần này là
từ những người đàn ông mẹ cô dẫn về nhà. Cuối cùng, Sonya đã phản ứng
bằng cách sống trên đường phố và trở thành con nghiện. Johnnetta không
nghiện ma túy, nhưng cô dành phần lớn thời gian lang thang trên đường phố
và bỏ học năm lớp 11. Cô mang thai ngoài ý muốn và có con đầu lòng năm
19 tuổi, đứa thứ hai ra đời khi cô mới hơn 20 tuổi. Cô chủ yếu sống nhờ nhà
ở xã hội, trợ cấp chính phủ và những khoản phụ thêm từ những người bạn
tình. Để có được những bộ cánh thiết kế khoác lên người, cô ăn cắp.
Quan điểm của Sonya là sự tổng hợp đầy cay đắng tình trạng mà họ đang
trải qua: “Tất cả mọi người trong gia đình tôi đều từng ở tù, nghiện ma túy
và không được học hành đến nơi đến chốn, vậy tôi phải sống vì điều gì? Tôi
phải cố gắng vì điều gì? Chẳng gì cả! Tôi phải hoàn thành việc gì? Chẳng gì
sất!”
2
SOI GƯƠNG
Sinh nhật lần thứ 30 của Johnnetta đã khiến cô phải soi gương. Cô không
thích diện mạo của mình. Cô viết:
Hôm đó, tôi thức dậy và nhận ra rằng tôi hoàn toàn không có gì để chúc
mừng – không tiền, không công việc toàn thời gian, không nhà, không
chồng, không có cơ sở, thậm chí là ý chí để làm tốt hơn… Cuối cùng, tôi biết
đã đến lúc phải thay đổi.
3