[1]
Chúng tôi tạm dùng chữ "đắc lực" để dịch chữ "Efficiency" của Anh. Thực ra nó không lột hết
nghĩa tiếng nầy, vì "Efficiency" chẳng những có nghĩa là làm công việc sao cho đắc lực có hiệu quả,
mà còn phải làm thế nào cho ít nhọc công phí sức. Chính tiếng Pháp cũng chẳng có tiếng nào tương
đương, nên họ phải đặt ra tiếng mới là Efficience chưa thấy ghi trong tự điển.
[2]
Những con số dẫn trong sách nầy nên hiểu nó vào thời tác-giả viết sách. Lẽ dĩ-nhiên hiện giờ có
thể thay-đổi nhiều. (Lời chú của dịch-giả).
[3]
Không phải trong mọi ngành thương-mại đều có thể áp-dụng chánh-
sách nầy. Còn tuỳ món hàng thuộc xa-xỉ-phẩm hay nhu-cầu. Một hiệu may,
một hiệu nước-hoa có thể quảng-cáo "giá mắc" để làm tăng giá-trị món
hàng mình bán, song người bán gạo, than lại khác. (Lời chú của dịch-giả)
[4]
Những tay thợ may có tiếng ở Paris lúc bấy giờ. (Lời chú của dịch-giả)
[5]
Người Âu Tây quen dùng để "nhắm" trong lúc uống rượu khai-vị. Chất vừa mặn, vừa béo, phải
tập ăn lâu ngày mới thấy ngon. (Lời chú của dịch-giả)
[6]
Đó là nói vào thời tác-giả viết sách. Hiện nay nghệ-thuật bán hàng đã tiến đến chỗ tinh vi. Khoa-
học bán hàng lại đặng dạy ở Đại-học-đường bên Mỹ. (Lời chú của dịch-giả)
[7]
Tác-giả có ý chỉ-trích lối làm việc theo "giấy-má" của nhiều công-sở hoặc tư-sở rất phí thời-giờ.
(Lời chú của dịch giả).
[8]
Rockerfeller , nhà triệu-phú Mỹ đặng gọi là "vua dầu hoả".
[9]
Andreur Carnegie , nhà kỹ-nghệ Mỹ đặng gọi là "Vua Thép". (Lời chú của dịch-giả)
[10]
Một trong những khách-sạn sang-trọng nhứt bên Mỹ.
[11]
Bên Âu, Mỹ có nhiều nhà hàng bán giá độc-nhứt (magasins à prix unique). (Lời chú của dịch-
giả)
[12]
Món bánh của người Anh, trong đỏ có nhiều gia-vị.
[13]
Nhà kinh-tế-học người xứ Ecosse.
[14]
Một người thợ-máy xứ Ecosse đã sáng-chế ra nguyên-tắc dùng hơi nước cho máy chạy. (Lời
chú của dịch-giả)
[15]
Xin nhắc lại một lần nữa, đối với những con;ố tác-giả dẫn trong sách nầy, chúng ta chỉ nên hiểu
nó vào thời tác-giả viết sách.