đào, một nỗi buồn tĩnh lặng, một nỗi trầm tư dịu dàng, những lời thở
than kêu hãnh, những tiếng kêu la tuyệt vọng, vẻ đằm thắm bí huyền
của tình cảm, những ước mong táo bạo không thể ngăn kìm, sự trong
trắng trinh nguyên, những bệnh tật của xã hội, những bức tranh của thế
giới, những lời quở trách của lương tâm, sự hối hận đến mủi lòng, sự
thổn thức của đam mê và những giọt nước mắt lặng lẽ rót vào sóng gió
của con tim, sự hoan hỉ của tình, lo âu của ngày ly biệt, niềm vui của
ngày gặp mặt, sự coi khinh vẻ đơn điệu của đời thường, sự khát khao
điên cuồng của vẻ hân hoan, một lòng tin cháy bừng như ngọn lửa và
nỗi khổ của sự trống vắng trong tâm hồn, tiếng kêu than xua đi cảm
giác về một cuộc đời đang chết lặng, chất độc của phủ nhận, vẻ lạnh
lùng của mối nghi ngờ, ác quỉ ngạo mạn và đứa bé ngây thơ, vẻ ngang
tàng của kẻ rượu chè và cô gái ngây thơ trong trắng – tất cả, tất cả
trong thơ này: và bầu trời, và mặt đất, và thiên đàng, và địa ngục”.
Với vẻ phong phú về ý tưởng và mô-típ kể trên, có thể chia sáng tác
của Lermontov thành 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất đến năm 1835 và
giai đoạn thứ hai là những năm còn lại của cuộc đời thơ ngắn ngủi. Ở
giai đoạn đầu Lermontov sáng tác bằng trí tưởng tưởng, bằng cảm
nhận về thế giới xung quanh mình: sự đấu tranh không khoan nhượng
của hai mặt đối lập giữa trời và đất, qua đó nhìn ra nguyên nhân của bi
kịch cuộc đời mình. Giai đoạn thứ hai nhà thơ đã gần hơn với thực tế
qua sự với tiếp xúc nhiều với những con người và đời sống xã hội.
Như một người theo thuyết nhị nguyên luận, nhà thơ cảm nhận vẻ hai
mặt của con người “trong khoảng trung gian kinh hoàng giữa hai cuộc
đời”.
Thư mục
Tiếng Nga:
I. Издания
*"Герой Нашего Времени", части I-II, изд. И. Глазунова (СПб., 1840);
*"Стихотворения М. Лермонтова" (СПб., 1840);