21 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - Trang 84

Tôi tin rằng gần như tất cả mọi người đều có khả năng phát triển kỹ năng
lãnh đạo và trực giác. Nhưng vẫn có những người dường như không có một
chút “máu lãnh đạo” nào chảy trong cơ thể, và anh ta cũng không hề muốn
trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo. Những người như vậy sẽ
chẳng bao giờ làm được điều gì ngoài việc nằm dưới sự lãnh đạo của người
khác.

SỬ DỤNG NGUYÊN TẮC TRỰC GIÁCĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bất kể khi nào, những nhà lãnh đạo gặp phải những vấn đề rắc rối, họ tự
động đánh giá, rồi xử lý thông qua Nguyên tắc Trực giác. Họ đánh giá tất
cả mọi thứ bằng khuynh hướng lãnh đạo. Ví dụ, hãng máy tính Apple được
thành lập năm 1976, do Steve Jobs và Steve Wozniak sáng lập. Chỉ bốn
năm sau, họ đã trở nên nổi tiếng, bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán với
4,6 triệu cổ phiếu, giá 22 đô-la một cổ phiếu. Lập tức trên 40 nhân viên và
các nhà đầu tư của công ty trở thành triệu phú trong nháy mắt.

Những câu chuyện của Apple không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái.
Ngay từ những năm đầu thành công, giá trị chứng khoán và khả năng tìm
kiếm khách hàng của Apple đã vô cùng bấp bênh. Jobs bị bật ra khỏi Apple
năm 1985, sau một cuộc chiến nảy lửa với CEO John Sculley, nguyên là
giám đốc của Công ty Pepsi, do chính Jobs tuyển dụng năm 1983. Sau John
Sculley là Michael Spindler năm 1993, Gilbert Amelio năm 1996. Không ai
trong số họ có thể tái xây dựng Apple trở lại thành công trước đó. Trong
những ngày vinh quang của mình, Apple đã từng chiếm lĩnh 14,6% thị
phần máy tính cá nhân toàn nước Mỹ. Trong năm 1997, doanh số đã giảm
xuống còn 3,5%. Đó cũng là lúc Apple một lần nữa tìm kiếm sự giúp đỡ
của Steve Jobs - người lãnh đạo sáng lập ra công ty. Công ty đang sa sút
này tin rằng, ông có thể cứu vãn được tình hình .

TÁI SÁNG LẬP APPLE

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.