Nếu không có bốn điều kể trên, bạn vẫn nên kiểm tra tình trạng tính cách
của mình. Hãy tự hỏi liệu trong mọi tình huống, lời nói và hành động của
bạn có khớp nhau không? Khi bạn nói mình sẽ hoàn thành một công việc,
bạn có thực hiện được điều đó không? Nếu bạn hứa với lũ trẻ rằng bạn sẽ
tới xem một buổi diễn hay trận đấu của chúng, bạn có thật sự đến đó
không? Liệu mọi người có thể tin tưởng vào cái bắt tay của bạn khi ký một
hợp đồng pháp lý không?
Khi lãnh đạo người khác hãy nhớ rằng tính cách của bạn là vốn quý nhất.
G.Alan Bernard, giám đốc của công ty Mid Park, đã phát biểu: “Người lãnh
đạo phải có được sự tôn trọng bằng đạo đức trong sáng của mình. Một nhà
lãnh đạo không chỉ đứng trên vạch đúng sai, mà còn phải giữ được mình
khi ở trong vùng ‘ranh giới đó’.”
ĐÚC KẾT
Để cải thiện tính cách của mình, hãy:
• Dò tìm sai sót. Hãy dành chút thời gian nhìn lại những mảng lớn trong
cuộc sống của bạn (công việc, hôn nhân, gia đình…), và xác định những
thời điểm bạn không thành thật, thỏa hiệp, hoặc làm ai đó thất vọng. Hãy
viết ra từng sự kiện trong vòng hai tháng qua.
• Tìm kiếm khuôn mẫu. Xem xét kỹ những điều vừa viết. Liệu bạn có điểm
yếu, hay một kiểu vấn đề nào đó luôn gặp phải không? Những khuôn mẫu
như vậy sẽ giúp bạn chẩn đoán những vấn đề tính cách.
• Đối mặt. Việc sửa đổi tính cách chỉ bắt đầu khi bạn dám đối mặt với
những lỗi lầm của mình, nói lời xin lỗi, và khắc phục những hậu quả từ
hành động của bạn. Viết ra danh sách những người cần xin lỗi rồi xin lỗi họ
bằng những lời xin lỗi chân thành.
• Tái dựng. Đối mặt với những việc làm và lỗi lầm trong quá khứ là một
việc. Gây dựng con đường phía trước lại là một việc khác. Khi đã nhận ra