không có hứng thú vẽ lên trần một nhà thờ nhỏ tại Vatican. Dù lúc nhỏ, có
học về hội họa, nhưng niềm đam mê của ông là điêu khắc. Do đó, khi đức
Giáo hoàng thúc ép, ông miễn cưỡng nhận nhiệm vụ đó.
Các học giả tin rằng những kẻ đối địch của Michelangelo đã đẩy công việc
đó cho ông, và hy vọng ông sẽ từ chối, làm mất sự tin yêu của đức Giáo
hoàng, hoặc nếu chấp nhận, ông cũng sẽ tự hủy hoại danh tiếng của mình.
Tuy vậy, khi nhận nhiệm vụ, Michelangelo đã rất tận tụy với công việc.
Ông mở rộng dự án từ một bức họa đơn giản về 12 tông đồ của Chúa thành
một công trình đồ sộ với hơn 400 hình vẽ và chín cảnh trong Kinh Cựu
ước.
Trong bốn năm ròng rã, người nghệ sĩ đã nằm và vẽ lên trần của nhà thờ
Sistine. Và ông đã phải trả giá đắt. Công việc đó đã vĩnh viễn hủy hoại đôi
mắt ông, đồng thời vắt kiệt sức ông. Michelangelo nói “Sau bốn năm lăn
lộn, với hơn 400 hình vẽ mô phỏng kích thước thật, tôi đã trở nên già cỗi và
kiệt quệ như Jeremiah (nhà tiên tri Do Thái trước Công nguyên). Tôi chỉ
mới 37 tuổi, nhưng trông lại già hơn thế rất nhiều.”
Sự tận tâm của Michelangelo đã thật sự có ảnh hưởng lớn lao. Ông làm đức
Giáo hoàng hài lòng, và tiếp tục được đảm nhận các công việc khác từ tòa
thánh Vatican. Nhưng quan trọng hơn nữa, ông còn tạo nên ảnh hưởng sâu
rộng trong giới nghệ thuật. Những tác phẩm bích họa của ông tại nhà thờ
Sistine sắc nét, chân thực và tinh tế đến nỗi chúng khiến nhiều nghệ sĩ thay
đổi phong cách, trong đó có cả họa sĩ thiên tài Raphael. Các nhà nghiên cứu
lịch sử nghệ thuật công nhận rằng kiệt tác của Michelangelo đã thay đổi
phong cách hội họa ở châu Âu, đồng thời đặt nền móng cho tầm ảnh hưởng
của ông trên lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc.
Rõ ràng tài năng của Michelangelo là xuất phát điểm cho những thành tựu
vĩ đại đó, nhưng nếu thiếu sự tận tâm, thì thành công của ông hẳn không thể
lớn như vậy. Có thể thấy mức độ tận tâm với công việc của ông ở những chi
tiết sắc sảo cũng như ở cái nhìn bao quát. Khi được hỏi tại sao ông lại chăm