chút tỉ mỉ một góc khuất của nhà thờ Sistine, nơi có thể chẳng ai ngó tới,
Michelangelo trả lời đơn giản: “Chúa sẽ thấy.”
BỒI ĐẮP
Trên thế giới này, không thể có một nhà lãnh đạo vĩ đại nào mà lại thiếu tận
tâm với công việc. Ông Ed McElroy (hãng hàng không USAir) khẳng định
tầm quan trọng của việc tận tâm: “Sự tận tâm đem lại cho chúng ta sức
mạnh mới. Dù ốm đau, thiếu thốn, hay gặp tai họa, chúng ta sẽ không bao
giờ rời bỏ mục tiêu.”
Vậy tận tâm là gì? Với mỗi người, nó lại mang một ý nghĩa khác.
Với một võ sĩ quyền anh, đó là nỗ lực đứng dậy sau mỗi lần bị đánh ngã.
Với một vận động viên ma-ra-tông, đó là việc tiếp tục chạy thêm 10 dặm
đường nữa khi anh ta chẳng còn chút sức lực nào.
Với một người lính, đó là việc vượt qua quả đồi, mà không biết điều gì đang
chờ đón ở phía bên kia.
Với một nhà truyền giáo, đó là việc từ bỏ tiện nghi của cuộc sống để làm
cuộc sống người khác tốt đẹp hơn.
Với một nhà lãnh đạo, sự tận tâm gồm tất cả những điều đó và còn nhiều
hơn nữa, bởi bạn là người chỉ đạo mọi người, và mọi người trông đợi vào
bạn.
Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải tận tâm với công việc.
Sự tận tâm thật sự sẽ gây hứng khởi cho người khác và thu hút họ. Nó cho
họ thấy rằng bạn có niềm tin. Mọi người sẽ chỉ tin bạn khi bạn tin vào chính
mình. Đúng như luật “Thuyết phục” đã đề cập: người ta quan tâm đến nhà
lãnh đạo trước khi quan tâm tới triển vọng.