Khi đang tìm một phòng thí nghiệm tốt hơn, Marya gặp người đàn ông về
sau trở thành chồng và cộng sự nghiên cứu của bà, ông Pierre. Có lẽ bạn
chưa từng nghe tên Marya Sklodowska, nhưng hẳn bạn từng nghe cái tên
mà bà đã chọn sau khi kết hôn với Pierrre Curie năm 1895: bà tự lấy tên là
Marie Curie.
Bà Curie đã tiến hành một thí nghiệm kinh điển – thí nghiệm này đã đặt nền
móng cho lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ (một thuật ngữ do chính bà đề
xuất), và mở ra hướng nghiên cứu mới về vật lý hạt nhân và X quang cho y
học hiện đại. Khi Pierre qua đời trong một tai nạn năm 1906, Marie Curie
đã tiếp tục công việc, và tạo nhiều đột phá khác.
Marie Curie từng nói: “Cuộc sống không dễ dàng với bất kỳ ai trong chúng
ta. Nhưng thế thì sao? Chúng ta phải kiên trì và trên tất cả là tự tin vào bản
thân. Chúng ta phải tin rằng chúng ta được sinh ra vì một điều gì đó, và
nhất thiết phải đạt được nó”. Những công trình nghiên cứu đã đem lại cho
bà nhiều danh hiệu: 15 huân chương vàng, 19 văn bằng, và hai giải Nobel
(một giải vật lý và một giải hóa học).
Sự nỗ lực của bà không chỉ thể hiện ở lòng ham học hỏi, mà còn ở việc ứng
dụng các nghiên cứu vào thực tiễn. Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bà
nhận thấy phát minh của mình có thể giúp cứu sống nhiều người. Bà cùng
con gái Irene (người sau này cũng đạt giải Nobel) phát triển kỹ thuật chụp
X quang, và sau đó dẫn đầu một phong trào nhằm trang bị thiết bị chụp X
quang cho xe cứu thương. Bà Curie đã trực tiếp đào tạo 150 kỹ thuật viên
sử dụng thiết bị này cũng như hỗ trợ thành lập Viện Radium tại Đại học
Paris. Bà không chỉ giám sát việc xây dựng các phòng thí nghiệm, mà còn
gây quỹ ủng hộ tại châu Âu và Mỹ để trang bị cho viện.
Bà khẳng định: “Không có gì là đáng sợ. Chỉ có những điều cần phải học
hỏi.” Sự thông minh và sáng suốt giúp bà hiểu và khám phá nhiều điều –
những điều sau này có ảnh hưởng lớn lao đến cả thế giới. Thật không may,
tài trí hơn người nhưng đã không giúp giữ được sức khỏe cho bà. Do phải