giải. Ông không bao giờ nghi ngờ việc ông sẽ tìm được vật liệu phù hợp.
Niềm tin của ông được khái quát trong câu nói sau của ông: “Thất bại trong
đời là ở chỗ người ta không nhận ra được họ đang rất gần thành công chính
vào lúc họ bỏ cuộc.”
Có lẽ minh chứng rõ ràng nhất cho thái độ tích cực của Edison là ở cách
ông đối mặt với thảm kịch xảy những năm ông gần 70 tuổi. Phòng thí
nghiệm của ông ở West Orange, New Jersey (Mỹ) nổi tiếng khắp thế giới.
Ông gọi khu liên hợp 14 tòa nhà này là nhà máy sáng chế. Tòa nhà chính
thật khổng lồ và lớn hơn diện tích của ba sân bóng đá. Từ những phòng thí
nghiệm này, ông và các nhân viên đã thai nghén các phát minh mới, xây
dựng những khuôn mẫu, sản xuất sản phẩm, và chuyển tới tay khách hàng.
Nó đã trở thành mẫu mô hình hiện đại cho việc sản xuất và nghiên cứu.
Edison yêu nơi này và dành mọi lúc có thể để ở đây. Ông thậm chí ngủ tại
đây, thường là trên chiếc bàn thí nghiệm. Nhưng vào một ngày tháng 12
năm 1914, phòng thí nghiệm yêu quý của ông đã bốc cháy. Khi ông đứng
đó và nhìn khu thí nghiệm trong ngọn lửa, người ta ghi lại lời ông nói: “Này
các cháu, về gọi mẹ ra đây đi. Bà ấy sẽ chẳng bao giờ thấy được đám cháy
nào như thế này nữa đâu.”
Hẳn hầu hết mọi người sẽ quỵ ngã. Song không phải với Edison. “Tôi đã 67
tuổi,” ông phát biểu sau vụ thảm kịch: “nhưng vẫn chưa quá già để làm lại
từ đầu. Tôi đã trải qua rất nhiều việc như thế này.” Ông đã xây lại phòng thí
nghiệm, và làm việc không ngừng trong hơn 17 năm nữa. “Tôi có thừa ý
tưởng, nhưng lại thiếu thời gian”, ông nhận định như vậy. “Tôi chỉ hy vọng
sống được tới khoảng 100 tuổi”. Ông mất vào năm 84 tuổi.
BỒI ĐẮP
Nếu không phải là người lạc quan, Edison hẳn không thể đạt được những
thành công như vậy với vai trò nhà sáng chế. Nếu nhìn vào cuộc đời của