những gì đã xảy ra - tăng trưởng của Châu Phi đột nhiên suy sụp từ những
năm 1980.
Vì vậy, nếu các yếu tố cơ cấu luôn luôn tồn tại ở đó và nếu những ảnh
hưởng của chúng, có lẽ, đã bị xóa bỏ theo thời gian, thì những yếu tố này
không thể giải thích lý do tại sao Châu Phi từng phát triển với một tốc độ
tương đối tốt trong hai thập niên 1960 - 1970 và sau đó đột nhiên không thể
phát triển được. Bất ngờ suy sụp tăng trưởng phải được giải thích bởi một
cái gì đó đã xảy ra trong những năm 1980. Nghi phạm chính là sự thay đổi
đáng kể trong định hướng chính sách vào khoảng thời gian đó.
Kể từ cuối thập niên 1970 (bắt đầu với Senegal năm 1979), các nước thuộc
tiểu vùng Sahara Châu Phi đã buộc phải chấp nhận các chính sách thị
trường tự do, thương mại tự do qua các điều kiện bị áp đặt bởi cái gọi là
Chương Trình Điều chỉnh Cơ cấu (SAPs) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ
tiền tệ quốc tế (và các nước giàu đang kiểm soát hai tổ chức này). Trái
ngược với các quan niệm phổ biến, các chính sách này là không tốt cho sự
phát triển kinh tế (xem Vấn đề 7). Bằng cách đột nhiên đẩy các nhà sản xuất
còn non trẻ vào các cuộc cạnh tranh quốc tế, các chính sách này đã dẫn đến
sự sụp đổ của những thành quả mà ngành công nghiệp nhỏ bé của các quốc
gia này đã xây dựng lên trong những năm 1960 và 70. Do đó, khi bị buộc
phải trở lại dựa vào xuất khẩu hàng hóa chính như ca cao, cà phê và đồng,
các nước Châu Phi tiếp tục phải chịu sự bất ổn về giá cả và công nghệ sản
xuất trì trệ, điều mà đã tạo nên những nét đặc trưng cho hầu hết các mặt
hàng trên. Hơn nữa, khi Chương Trình Điều chỉnh Cơ cấu (SAPs) yêu cầu
một sự tăng trưởng nhanh chóng trong xuất khẩu, các nước Châu Phi với
khả năng công nghệ chỉ nằm trong một phạm vi các hoạt động có giới hạn
đã quyết định xuất khẩu các sản phẩm tương tự nhau - có thể là các sản
phẩm truyền thống như cà phê và ca cao hoặc các sản phẩm mới như hoa
tươi. Kết quả thường là một sự sụt giá ở những mặt hàng này do nguồn
cung tăng mạnh, điều này đôi khi đồngnghĩa với việc các quốc gia này đã
xuất khẩu nhiều hơn nhưng doanh thu lại ít hơn. Áp lực lên các chính phủ
trong việc cân đối ngân sách đã dẫn đến sự cắt giảm chi phí mà các tác