Bài học của câu chuyện này đã để lại một dấu ấn. John kể cho tôi câu
chuyện đó cách đây tám năm, và tôi vẫn còn nhớ như in. Thực sự tôi không
thể không nhớ đến nó mỗi lần tôi lái xe qua khách sạn đó. Nó đã tạo ra
điểm kết nối quan trọng giữa John và tôi lúc đó. Anh ấy đã kể cho tôi nghe
mọi chuyện riêng của anh, anh kể những điều thầm kín trong lòng mình,
những ước mơ và quá khứ của anh. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất vui
và bây giờ vẫn vậy.
Là một diễn giả, tôi luôn chú ý đến cách mọi người nói chuyện với khán
giả. John luôn luôn kể những câu chuyện hay cho khán giả cũng như cho
một ai đó nghe. Và anh ấy kể rất nhiều câu chuyện khi anh ấy nói chuyện
với mọi người. Vì thế tôi đã hỏi anh tại sao lại làm vậy.
“Đơn giản thôi, bởi vì những câu chuyện sẽ còn đọng lại mãi, còn những
quy tắc sẽ phai mờ đi,” John nói. Nếu bạn muốn mọi người nhớ những gì
bạn nói, hãy kể một câu chuyện.
“Hãy để tôi kể cho anh nghe một câu chuyện khác,” John tiếp tục. “Tôi
đã mất một khoảng thời gian để ngẫm ra bài học trong những câu chuyện
tôi viết ra. Tôi thực dụng đến mức tôi đã từng dạy những quy tắc mà không
sử dụng bất cứ câu chuyện nào. Nhưng một người bạn của tôi đã khuyên tôi
nên thay đổi cách dạy. Và điều đó đã tạo ra một sự mới mẻ cho các độc giả
của tôi. Là một nhà văn, bạn phải tự hỏi bản thân: “Liệu người đọc có giở
trang tiếp theo không? Họ sẽ làm vậy nếu tôi kể một câu chuyện hay.”
Tôi chưa từng gặp một người nào mà lại không thích những câu chuyện
hay. Đó là một trong những lí do giải thích tại sao những người kể chuyện
lại có một sức lôi cuốn lạ kì.
JOHN… BÀI HỌC THỨ HAI MƯƠI
Mùa thu năm 1999, Margaret và tôi cùng một số người bạn đến thăm thị
trấn nhỏ ở Jonesborough, Tennesse. Hơn bảy nghìn người từ khắp đất nước
đến đây ngồi hàng giờ liền trong chăn, trong ghế xếp, và thậm chí cả trong