mưa. Tại sao lại vậy? Bởi vì họ muốn tham gia vào Cuộc thi kể chuyện
toàn quốc diễn ra hàng năm.
Chúng tôi ngồi chăm chú lắng nghe hết thí sinh này đến thí sinh khác.
Những câu chuyện vô cùng đa dạng, vui có, buồn có, hài có, tâm lí cũng
có... Nhưng tất cả những câu chuyện và người kể chuyện đều có một điểm
chung: họ có khả năng lôi cuốn người nghe.
Kết thúc cuộc thi, bạn tôi và tôi cùng thảo luận xem tại sao những người
kể chuyện lại kể hay đến vậy. “Họ có những khả năng nào để giúp họ thành
công?” chúng tôi đặt ra câu hỏi. Và đây là danh sách chúng tôi nghĩ ra:
Sự nhiệt tình: Họ thích thú với những gì họ đang làm, và thể hiện bản
thân họ bằng niềm vui và sự bền bỉ.
Sự hào hứng: Những câu chuyện được thể hiện bằng những cử chỉ và
biểu lộ trên khuôn mặt rất sinh động.
Sự tham gia của khán giả: Hầu như mọi thí sinh đều có thể cuốn hút
khán giả. Họ yêu cầu người nghe hát theo, vỗ tay, nhắc lại hoặc làm dấu.
Sự tự nhiên: Những người kể chuyện tỏ ra rất tự nhiên trước thính giả.
Sự ghi nhớ: Kể những câu chuyện mà không nhìn vào giấy có thể tập
trung được sự chú ý của mọi người hơn.
Sự hài hước: Sự hài hước được đưa vào cả trong những câu chuyện
nghiêm túc và buồn.
Sự sáng tạo: Những chủ đề cũ được làm cho mới mẻ hơn.
Tính cá nhân: Hầu hết các câu chuyện đều chỉ được kể một lần.
Sự ấm áp: Những câu chuyện đó khiến mọi người cảm thấy vui vẻ.
Kể chuyện làm cho cuộc nói chuyện giữa hai người với nhau, nhiều
người trong nhóm hoặc trước đông đảo khán giả trở nên hiệu quả hơn.
Người kể những câu chuyện hay nhất là người gây được nhiều sự chú ý
nhất.
Kể chuyện là một kĩ năng có thể luyện tập, và bất cứ người nào cũng có
thể hình thành được kĩ năng ấy. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong