26 TRUYỆN NGẮN SƠN NAM - Trang 119

- Rắn thì không đáng ngại. Chỉ ngại một điều khó nói trong lúc đang

ăn...

- Thưa ông, chuyện gì quan trọng?
Ông Tư ghé miệng sát bên tai tôi, nói thật khẽ:
- Mấy cha nội giăng câu, đón củi thường tới cái nền nhà xưa đó mà ...

phóng uế. Hôi hám lắm.

Tôi thất vọng, buột miệng nói một câu sầu thảm:
- Uổng quá. Nếu ở xứ khác, có lẽ cái nền nhà xưa đó trở thành nơi

quan trọng, được các nhà bác học chiếu cố tới.

- Thầy Hai nói thiệt hay nói chơi đó?
- Dạ, nói thiệt chớ. Mấy đống xương cá vụn đống là những"sử liệu

biết nói." Nó ghi lại hình ảnh oai hùng của người... di khai hoang. Và biết
đâu, nói đánh dấu những nơi của loài người ở rừng U Minh từ ngàn năm về
trước. Ở xứ Ðan Mạch, các nhà khảo cổ đã gặp nhiều đống võ sò vỏ ốc
quến cục với nhau, chôn vùi trên bờ biển. Bên cạnh mớ vỏ sò ốc đó còn
nhiều thanh củi, tro bếp. Họ phỏng định: xưa kia hồi thời cổ sử, loài người
tới đó cư trú... Lại còn nhiều món đồ gốm thô sơ nữa. nếu tìm cho kỹ, biết
đâu cái nền nhà sau hè này là...

Ông Tư Huỳnh cười dòn:
- Thầy Hai điên chữ rồi? Thầy muốn nói đó là dấu tích của người Bàn

Cổ hả? Ăn cá là kiểu săn bắn, hái trái cây chớ gì?

- Dạ, ông nói đúng. Ở xứ sình lầy, phù sa mộ địa, ngưòi Bàn Cổ bắt cá

ăn thay thịt nai, thịt chồn và hái rau rừng ăn thay cho trái cây...

Hồi lâu, ông Tư Huỳnh nói:
- Dễ lắm. Ở xóm này có Hai Khị là người già nua, hiểu rành chuyện

xưa tích cũ, ăn nói có đầu có đuôi. Nếu muốn biết về những Bàn Cổ ở rừng
U Minh, thầy Hai nên tới thăm Hai Khị một phen. Như vậy chắc ăn hơn là
đào cái nền nhà sau hè. Nhưng tôi căn dặn thầy một điều: Hai Khị nói hơi
nhiều... Thầy ráng mà nghe một lần. Tôi nghe nhiều lần quá rồi...

Tôi nài nỉ ông Tư Huỳnh:
- Nhờ ông dẫn tôi tới nhà Hai Khị. Ông Hai Khị chắc già lắm rồi hả?

Ông tới đây lập nghiệp từ bao giờ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.