Ðó là cách giết loại chim bồ nông ổ trên mặt đất. Ðối với loại thằng
bè, già sói, chó đồng làm ổ trên cây thì phải tốn công hơn. Vào khoảng
canh ba, mấy "bạn giết" trèo lên tìm ổ chúng bẻ cổ từng con rồi ném xuống
đất.
Lông chim bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến. Họ mua về để kết quạt.
Giá thị trường như sau:
- Lông bồ nông một bó một quan.
- Lông thằng bè, già sói thì hai quan mỗi bó.
Mỡ chim thì đem về nấu dầu như trên kia đã nói. Thịt chim đem xào
sả nghệ, nước cốt dừa ăn cũng ngon ngon. Nhưng ai mà ăn cho hết? Có thể
muối phơi khô. Thời bấy giờ, không ai cần làm chuyện đó. Họ thảy bỏ xác
chim dưới sông cho diều, cho quạ...
Ðất hoang, rừng rậm lần lần được khai thác ở vùng Kiên Giang. Vì
động đất động rừng, chim bay đi, bỏ sân cũ.
Chúng bị tiêu diệt lần lần. Số chim còn lại bay về đâu? Ngày nay cùng
Rạch Giá, Cà Mau còn vài sân chim. Nhưng toàn là cò, diệc, cồng cộc, loại
chim nhỏ.
Vài cÔn Nghichim còn nhớ sân cũ, hàng năm cứ tới tháng Chạp là bay
về. Như con chim già sói này trở về rạch Ðường Sân.
Và ông Tư - Ngưòi giúp chúng tôi những tài liệu trên đây - hồi còn trai
tráng chính là người"bạn giữ sân" và người"bạn giết" - hai danh từ xa xăm
mà không ai nhắc tới nữa.
❉❉❉
Con chim già sói đứng cao nghệu trên cây gòn, day mỏ qua phía nhà
ông Tư.
Ông Tư đứng tần ngần, lấy tay che mắt nhìn nó, cố sức nhìn kỹ từ nét
mặt như hỏi han sức khoẻ của người bạn già quen thuộc, biết giữ thủy
chung đạo bằng hữu.
Ông nói:
- Mấy chục năm rồi, năm nào tháng Tết nó cũng về đây vài ngày. Năm
nay nó già nhiều rồi. Ðầu sói hơn mọi năm, cháu thấy không?