mặt ông là một mảnh nilon nhàu nhĩ, trên đó bày mấy cái bút. Bên cạnh
ông bày một bảng giấy dày, trên đó viết mấy chữ “10 nghìn ba cái”. Bên
cạnh là một cái bát để đựng tiền, trong đó đã có một ít tiền lẻ.
Nhất Đạt không hiểu người đó là ăn mày hay là người bán bút. Nhìn
kỹ lại, Nhất Đạt giật nảy mình, người đó không có hai chân.
Người qua lại quảng trường, ai cũng nhìn ông bằng ánh mắt thương
hại, và ném vào bát của ông một ít tiền, nhưng chẳng ai mua bút của
ông cả.
Đúng lúc này, Nhất Đạt nhìn thấy một bóng người rất quen đang đi
về phía người đàn ông, cậu nhìn kĩ thì ra là bố. Khi đi tới trước mặt
người đàn ông, bố dừng lại, móc tiền ra đặt vào bát rồi quay người bỏ đi.
Bất ngờ, bố lại quay lại.
- Sao bố lại quay lại nhỉ?
Nhất Đạt thấy bố quay về trước mặt người đàn ông, nói với ông ấy
điều gì đó, sau đó cúi xuống cầm mấy chiếc bút.
- Bố! Vừa nãy bố nói gì với ông ấy thế? - Khi bố đã vào trong cửa
hàng, Nhất Đạt vội vàng hỏi bằng giọng tò mò.
- Bố nói: “Xin lỗi, tôi với anh cũng giống nhau, đều là người làm chủ
cửa hàng, nhưng tôi lại tưởng anh là ăn xin”.
- Thật không hổ danh là bố của con, tuyệt thật! - Nhất Đạt giơ ngón
cái tỏ vẻ khâm phục bố.
Sau hôm ấy, người đàn ông đó không còn xuất hiện ở quảng trường
nữa. Nhất Đạt luôn tự hỏi, ông ấy đi đâu rồi nhỉ…
Chớp mắt, mấy tháng đã trôi qua, Nhất Đạt và bố đến ga tàu hỏa đón
ông nội. Lúc đi qua một cửa hàng nhỏ, trong đó bỗng vang lên tiếng gọi
rối rít:
- Anh ơi, xin dừng bước. Anh ơi, xin dừng bước.
Nhất Đạt và bố dừng chân, hỏi người trong cửa hàng:
- Xin hỏi, anh vừa gọi tôi sao?
- Đúng vậy, đúng vậy. - Chủ cửa hàng vừa nói vừa đi ra từ cái cửa
hàng nhỏ bé. Ông ta ngồi trên một cái xe lăn bằng gỗ, hai tay đẩy bánh
xe lăn tiến về phía trước.
Ông chủ khó khăn lắm mới tới được trước mặt bố, ông ngẩng đầu lên
mỉm cười nói với bố: