27 BÀI HỌC TỰ CỔ VŨ BẢN THÂN - Trang 23

- Được, con trai đi chơi vui vẻ nhé!

Buổi tối hôm đó, Văn Long và Nhất Đạt trốn về nhà Nhất Đạt theo

dõi tình hình. Hai cậu khom lưng, rón rén bò vào trong sân, phát hiện
đèn trong phòng làm việc vẫn còn sáng.

- Ha ha! Con cá cắn câu rồi! - Cả hai vui vẻ đánh mắt ra hiệu cho

nhau, cùng lẻn tới sát cửa sổ, nhìn vào bên trong, Nhất Đạt lập tức xị
mặt xuống, chẳng khác nào quả bóng hết hơi, buồn rầu nói khẽ:

- Cái gì mà cá cắn câu? Bố tớ đang làm việc mà.

Vừa mới nói xong thì một cảnh tượng khiến cậu kinh ngạc đã xảy ra:

Bố cầm cái búa, đập nát tác phẩm của mình; sau đó lại đến trước tác
phẩm của Nhất Đạt, bố nhìn ngắm từng tác phẩm rất lâu, với vẻ trân
trọng, rồi giơ búa lên đập.

Nhất Đạt sửng sốt, vội vã lao vào phòng làm việc:

- Bố! Sao bố lại làm thế?

Nghe thấy tiếng hét, bố đánh rơi cái búa trong tay, vội vàng giải

thích:

- Con trai, con nghe bố nói. Bố chỉ muốn con hiểu rằng, trên thế giới

này không có cái gì là tốt nhất, chỉ khi không ngừng hành động, con
mới làm ra được tác phẩm tốt hơn.

Trưởng thành cùng người nổi

tiếng

Triết gia người Hy Lạp, Aristotle từng nói: “Hai quả bi sắt, một quả

nặng 10 pound, một quả nặng 1 pound, đồng thời rơi xuống từ một độ
cao, quả nặng 10 pound chắc chắn sẽ rơi xuống trước, tốc độ nhanh gấp
10 lần quả nặng 1 pound”. Vào thế kỷ XVII, câu nói này vẫn được coi là
chân lý, nhưng một nhà khoa học trẻ tuổi người Ý tên là Galileo lại nảy
sinh nghi ngờ: Nếu hai viên bi sắt buộc vào với nhau, quả rơi chậm sẽ
hạn chế độ rơi của quả rơi nhanh, tốc độ rơi chắc còn chậm hơn tốc độ
của quả nặng 10 pound; nhưng nếu coi hai viên bi buộc với nhau là một
chỉnh thể, vậy thì có một chỉnh thể 11 pound, tốc độ rơi của nó phải
nhanh hơn tốc độ của viên bi nặng 10 pound. Phương án nào là đúng
đây?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.