CHƯƠNG 2 : TRIỆU BẠC ĐẦU TIÊN RẤT
QUAN TRỌNG
NGƯỜI ta nói rằng tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Đó là nói
nhảm. Nếu có đôi khi tiền bạc dùng vào mưu toan xấu, thì nên trách người
sử dụng chứ sao lại đi trách tiền bạc.
Có khi người ta cho tôi như là một tông đồ của chủ nghĩa vật chất toàn
diện. Đó là một ý nghĩ sai lầm. Tôi thành khẩn công nhận có những giá trị
không phải là giá trị tiền bạc. Nhưng không bao giờ tôi thấy có nhà sáng tạo
một tác phẩm nghệ thuật bị giảm sút tài năng vì gặt hái thành công tài chính.
Từ vài năm nay, người làm ra tiền bị nghi ngờ một cách bất công, dưới
mắt những kẻ mà nếu có cơ hội thì họ cũng sẵn sàng làm tiền như ai. Trúng
số độc đắc, người ta xem như là chuyện thường tình, còn gom góp được một
tài sản nhờ làm việc khó nhọc thì bị coi như là tội lỗi xấu xa đối với một số
chính trị gia và ký giả xuẩn ngốc. Đấy là dấu hiệu ganh tị và xuyên tạc của
một số đầu óc lệch lạc.
Người ta đã nói và viết nhiều điều giả dối về vấn đề tiền bạc. Song
đừng nên quên rằng nếu người ta nghe nói nhiều về các sự giàu có thu hoạch
được một cách bất lương, thì cũng nên nhớ rằng nguồn gốc của nghèo hèn,
không phải bao giờ cũng là lương thiện.
Nói một cách rõ ràng, có hai giá trị đi đôi với tiền bạc : người làm được
tiền và lối sử dụng đồng tiền một khi có.
Nghệ thuật làm ra tiền đòi hỏi các đức tính : cương nghị, tập trung, tiết
kiệm, tự chủ là những động cơ chính của thành công và hạnh phúc. Quyền
lực của tiền bạc cho phép người thu hoạch được nó làm chủ các tình thế phải
đương đầu. Y có khả năng uốn nắn những người chung quanh theo ý muốn.
Bỏ hai quyền sở hữu ấy ra, tiền bạc ít có giá trị gì. Vì lẽ ấy mà người có
tài sản chẳng mấy quan tâm, để lại tiền triệu bạc tỷ cho những kẻ thừa kế. Y
biết quá rõ là họ sẽ trở thành những người khí phách nếu họ phải tự đào