mạc tài chính, cái ảo ảnh đã khiến cho kẻ lạc quan nghĩ rằng mình sắp thành
tỷ phú trong nay mai. Nạn nhân trẻ tuổi tự phó mặc cho trí tưởng tượng lôi
cuốn đi. Y thấy đám người cạnh tranh với mình chỉ là những kẻ thảm hại
đáng thương, chỉ có một mình y là có chiếc chìa khóa vàng mở cửa kho
tàng.
Nếu chỉ có thế, thì con người ấy không có gì đáng ngại cả. Song thực
tế, trí tưởng tượng của y không làm nên trò trống gì ở đời, y chỉ là nạn nhân
của một chứng bệnh ghê gớm : tin ở phép lạ.
Hãy coi chừng kẻ tự xưng là thiên tài và độc nhất có một trí tưởng
tượng sáng tạo. Y đã đi quá sự lầm lỗi.
Lỗi lầm thứ hai, người ta có thể gọi là : chứng bệnh viếng thăm
(Visitomanie).
Lỗi lầm này gây tai hại lớn lao cho những ai thi hành nó. Lỗi lầm
thường biểu hiện dưới hình thức sau : Người ta thu xếp để được tiếp kiến tại
các nhà kinh doanh quan trọng, rồi nói chuyện nhát gừng với họ, không có
chủ đề nhất định, cốt chỉ để gây cảm tình mà thôi.
Đối với một nhà kinh doanh hết sức bận rộn thì chắc hẳn sẽ quên kẻ
đến khuấy rối chẳng mấy chốc. Nhưng đó không phải là ý kiến của người trẻ
tuổi muốn « nối dây liên lạc » bất cứ giá nào.
Y cho rằng nhờ đó mà y sửa soạn lâu dài cho những mối giao thiệp
trong sự kinh doanh, song điều này kém khôn ngoan và ít có ích lợi. (Người
ta có thể nói thêm rằng người chấp nhận các cuộc tiếp xúc cũng có tội như
người tìm kiếm vậy. Cả hai đều mất thì giờ).
Hai lỗi lầm kể trên đều là do môt chứng phát triển quá mạnh tư tưởng,
nghệ thuật áp dụng vào kinh doanh. Những người ấy đều chứng tỏ là phi lý,
y như một họa sĩ có quan niệm rất đẹp về đường nét, nhưng mà bất lực về
mặt kỹ thuật không thể nào diễn tả trên vải tranh được.
Lỗi lầm thứ ba là : khuynh hướng đi từ cực đoan này đến cực đoan
khác. Người ta thường tìm thấy lỗi lầm này ở những thanh niên nạn nhân
của sự xếp hạng có phương pháp và tâm trí của họ chia ra thành các ngăn