pho mát, và cả các nơi chữa bệnh hay giải trí. Tôi không biết rõ có bao nhiêu
là dịch vụ thuộc về ông, nhưng đến tám mươi tám tuổi, ông đứng ra kiểm
soát một ngân hàng, ông lại có cả một công ty ở Bahamas.
Davis đáng nói nhất ở chỗ làm việc luôn luôn. Ông không rời khỏi một
ngành kinh doanh nào, không bỏ một công việc nào, không gảm bớt hoạt
động vì lẽ đã quá nhiều tuổi. Quan niệm của ông không phải như vậy.
Lần đầu tiên tôi gặp ông ta cách đây gần 50 năm khi Davis đang là một
thanh niên khoảng ba mươi tám tuổi, lúc bấy giờ tôi còn trẻ, đã làm cho
chung quanh ngạc nhiên khi thấy tôi làm chủ tịch Công ty Tờ Rớt Montreal,
cần đến sự hợp tác của hội tôi về mặt đất đai và nhu cầu điện lực.
Thỉnh thoảng, tôi lại gặp ông ta năm 1931, giữa lúc kinh tế khủng
hoảng, tôi mời ông dự phần thủ đắc một dịch vụ giấy báo. Chúng tôi có bốn
phần tham gia, trong số có Ngân hàng Hoàng Gia ở Gia Nã Đại.
Biết ông ta trong mấy năm đầu thành công, tôi trọng nể tinh thần kinh
doanh Mỹ ở ông, và có cảm tưởng rằng con người hấp dẫn này chắc chắn sẽ
làm nên việc lớn trong thế giới kỹ nghệ.
Lúc bấy giờ tôi không nghĩ rằng sẽ có ngày ông ta bao gồm một môi
trường hoạt động đa diện và rộng lớn đến thế. Mặc dầu ông ta đã chứng
minh đúng mức câu cách ngôn « đừng có bỏ tất cả trứng vào chung trong
một cái thúng », kinh nghiệm cá nhân khiến tôi đi đến một kết luận trái
ngược lại. Tôi đồng ý với nhà văn Mark Twain, về điểm này : « Đặt tất cả
trứng vào chung một cái thúng và hãy coi chừng kỹ cái thúng ».
Đây là một bài học lớn khác với những ai muốn thành công bằng cách
nghiên cứu cuộc đời của Nam tước Sir James Dunn, trên sông Nipisiquit
phía Bắc tân Brubswitk, và từ trần lúc tám mươi hai tuổi.
Bà mẹ ông, một góa phụ, đã có ý hay khi cho ông học luật ở một
trường đại học lớn. Kiến thức văn hóa của ông không rộng mấy, ông chưa
học phần cổ điển trước đó, mà chỉ theo ba năm luật trong khi phải kiếm sống
lúc nghỉ hè.