Ông quyết định rằng vị y sĩ phải được đối xử ngang hàng với ông và
ông sẽ không là một kẻ đối diện thụ động.
Ông không bao giờ trở thành món đồ chơi cho các y sĩ, mà đó là trường
hợp thông thường của nhà giàu có thói ưa y sĩ chuyên môn săn sóc. Trong
trò chơi này, cả y sĩ lẫn bệnh nhân đều thua thiệt như sau :
Sir James Dunn tuyên bố là ông sinh ra để sống đến trăm tuổi và dùng
sức tin tưởng cùng tài sản của mình để thực hiện câu cách ngôn xưa : « Hãy
hành động y như thể là bạn sống mãi mãi ».
Lịch sử của Sir James Dunn là luận cứ hay nhất chống lại những ai cho
rằng tinh thần kinh doanh chỉ dành cho thanh niên. Tóm lại, ông ta đã thành
tựu một công trình lạ lùng nhất vào lúc xế bóng cuộc đời.
Chưa bao giờ ông ta bày ra nhiều việc bằng sau lễ sinh nhật bảy mươi
mốt tuổi.
Chẳng những Sir James Dunn làm ra nhiều tiền mà ông còn có thể
hưởng được, đời sống của ông hữu ích và ông chết trong sự giàu có.
Tôi biết rõ giới chính trị ở Anh, và tôi cũng hiểu rõ chính giới ở Hoa
Kỳ và Gia Nã Đại. Nhưng tại Anh Quốc, người ta tìm thấy những ví dụ nổi
bật và đặc biệt nhất của các nhà đại kinh doanh, các tay thành công chắc
chắn đã mang hết thì giờ ra theo đuổi các việc công cộng.
Có thể rằng lý do chủ yếu của nhiều nhà kinh doanh tham dự đời sống
công cộng ở Anh Quốc là do sự kiện những người có tài sản lớn đã dễ dàng
thâm nhập các cơ cấu chính trị của nước này.
Kinh Thánh bảo chúng ta rằng, một người giàu có vào nước Thiên đàng
còn khó hơn là một con lạc đà chui qua lỗ cây kim. Lời Kinh đã được giải
thích nhiều cách và thường là bất lợi cho những người tích lũy tài sản.
Nhưng về phần tôi, luôn luôn tôi vẫn có một lối giải thích tự do để biện
minh. Bước vào Hạ viện cũng dễ dàng đối với một người giàu có cũng như
với một người nghèo khó : một thợ thiếc hay một thợ may.