Thử lấy vị dụ Huân tước Halifax, vị Đại sứ ở Hoa Kỳ trong thời chiến
tranh. Đúng là ông ta đã thừa hưởng tài sản của gia đình, nhưng ông đã biết
lợi dụng những may mắn đến với mình. Ông đã ở lâu tại Quốc Hội, rồi làm
phó vương Ấn Độ, trở về với chính giới và giữ chức Tổng Trưởng ngoại
giao trong nhiều năm. Ông có thể sống không lo phiền, nhưng đáng lẽ như
thế, ông đã đem thân ra phục vụ xứ sở trong bao nhiêu năm trường.
Ông còn hơn một nhà kinh doanh tình nguyện phục vụ đất nước. Nhiều
người ước mong được như ông, song ít ai có cơ hội. Tuy vậy, bổn phận của
tất cả các nhà kinh doanh là phải chú trọng đặc biệt đến cơ cấu chính quyền.
Nhà kinh doanh muốn thành công về chính trị phải học tập cách thuyết
phục, vì sự thuyết phục là nước bài chính của con người trong chế độ dân
chủ. Y phải luôn luôn ý thức rằng một giải pháp thỏa hiệp bao giờ cũng có
thể xảy ra. Y cũng phải học cách cải tổ bộ máy hành chính.
Y phải suy nghĩ về Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt đã biết khôn
ngoan trong lúc làm cho mọi người tán thành, Roosevelt đã biết giới hạn
những xung khắc về nguyên tắc để làm nổi bật thế đứng của chính quyền.
Cuộc đời của Roosevelt sẽ là đề tài cho hàng nghìn cuốn sách, có cuốn
đã xuất bản và có cuốn đang viết. Phần tôi chỉ muốn đóng góp khiêm tốn
vào tiểu sử Roosevelt.
Cảnh này xảy ra hồi tháng 5 năm 1943 ở Shangrila, đại bản doanh mùa
hè của Tổng Thống giữa khu rừng vùng đồi Maryland cách xa quốc lộ và
các ngã tư thị tứ. Ngôi nhà kiến trúc đơn sơ theo kiểu nhà sàn với một phòng
khách khá giản dị và một phòng tắm duy nhất, khá lạnh, dùng cho khách,
không có khóa cửa.
Đằng trước là một hàng hiên, kiểu người ta thường thấy ở xứ Tân
Brunswick. Roosevelt ngồi ở một góc, giữa hai cửa sổ, một bên trái, một bên
phải, gian phòng sáng sủa và thoáng gió. Vì bệnh tê liệt, Roosevelt ngồi dính
chặt trên chiếc ghế đẩy.
Tóm lấy cơ hội ấy, Churchill nói rằng ông ta cần thêm phương tiện vận
tải binh sĩ và vật liệu. Roosevelt có thể làm gì được. Trước mỗi lời yêu cầu,