30 GIÂY MA THUẬT TRONG DIỄN THUYẾT - Trang 27

bài, kể chuyện và kết luận.

Các câu chuyện giúp chúng ta loại bỏ những yếu tố bất ngờ. Câu chuyện bạn kể là việc từng xảy ra
trong đời bạn, có thể bạn đã từng kể nó trước đây, và trong lúc bạn đang kể nó trên sân khấu, bạn sẽ
biết chắc câu nào là câu bạn cần nói tiếp theo. Khi bộ não của bạn được giải phóng khỏi việc cố gắng
nghĩ ra câu tiếp theo, bạn có thể tập trung vào việc suy nghĩ về phần kết luận của bài phát biểu.

Chuyển tiếp sang một câu chuyện xảy ra trong đời bạn

Đôi khi bạn có thể trả lời trực tiếp một câu hỏi bằng cách kể một trong những câu chuyện xảy ra trong
đời bạn. Ví dụ: "Hãy kể cho tôi nghe về ngày đầu tiên bạn tới trường." Bạn có thể dễ dàng trả lời bằng
cách kể một câu chuyện về ngày đầu tiên của bạn ở trường.

Tuy nhiên, bạn sẽ thường xuyên cần đến sự chuyển tiếp để có thể chuyển từ câu hỏi bạn được hỏi sang
một trong những câu chuyện bạn nhớ một cách trơn tru.

Khi tôi và vợ sống ở Santa Clara, California, tôi đã là thành viên của 7 câu lạc bộ Toastmasters, và tôi
cũng từng đến thăm rất nhiều câu lạc bộ khác với tư cách là khách mời. Toastmasters là một tổ chức,
luôn tạo cơ hội cho các diễn giả được rèn luyện với các bài phát biểu có chuẩn bị và các bài ứng khẩu
trước khán giả thực.

Trong một buổi họp câu lạc bộ, tôi đã nói với vợ của tôi rằng: "Olena, hãy cùng đánh cược là cho dù
được hỏi câu gì đi chăng nữa, anh vẫn luôn có thể trả lời bằng cùng một câu chuyện." Tuần đó tôi đã
trả lời 7 câu hỏi khác nhau bằng cùng một câu chuyện nhưng với những cách chuyển tiếp khác nhau.

Nếu bạn nhớ một số câu chuyện nhất định, bạn có thể chuyển tiếp từ bất kỳ câu hỏi nào sang chúng
bằng những cụm như: "Việc này nhắc tôi nhớ đến" hay "Điều quan trọng hôm nay." Các chính trị gia
thường sử dụng thủ thuật chuyển tiếp. Họ được hỏi nhiều câu khác nhau nhưng với sự trợ giúp của
một đoạn chuyển tiếp, họ dễ dàng chuyển sang chủ đề họ muốn nói.

Kiến tạo một câu chuyện hư cấu khi đang nói

Hãy tạo ra một câu chuyện tưởng tượng để hỗ trợ luận điểm của bạn. Không hề có bất cứ giới hạn nào
cản trở sự sáng tạo của bạn cả. Bạn có thể nói: "Thử tưởng tượng" hoặc "Giả sử..." và thả mình theo sự
tưởng tượng. Cách tiếp cận này được sử dụng trong một số bài ứng khẩu hay nhất tôi từng được nghe.
Hãy thử xem. Nó rất hiệu quả và thú vị. Nhiều khán giả rất thích cách tiếp cận này.

Chẳng hạn, bài phát biểu của bạn có thể bắt đầu bằng: "Tôi chưa từng đi câu, nhưng tôi hình dung
rằng..." Hãy cho khán giả của bạn biết rằng, trí tưởng tượng của bạn đã bay xa và kể một câu chuyện
ly kỳ. Bạn không nhất thiết phải kể câu chuyện có thật.

Khi bạn trả lời câu hỏi tại một buổi họp doanh nghiệp, có lẽ bạn sẽ cảm thấy việc kể chuyện không
được phù hợp. Đôi khi bạn phải quyết định chọn cách tiếp cận khác dễ dàng hơn cách kể chuyện. Đối
với những trường hợp như vậy, có hai sườn bài khác trong hệ thống Ma thuật của phép ứng khẩu
bạn có thể sẽ thấy hữu ích.

PEEP

PEEP (Point, Explanation, Example and Point) là một cách tiếp cận rất đơn giản mà hiệu quả. Nếu bạn
gặp khó khăn trong việc nghĩ ra câu chuyện cho câu trả lời, bạn có thể vận dụng phương pháp này.
Hãy sử dụng cách này khi bạn cần đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình.

Point

(Luận điểm): Đưa ra một luận điểm ở phần mở đầu của bài phát biểu.

Explanation (Giải thích): Đưa ra những lý do khiến bạn đi đến luận điểm ấy ở phần giữa của bài phát
biểu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.