30 GIÂY MA THUẬT TRONG DIỄN THUYẾT - Trang 29

Cách kể chuyện

Các câu chuyện thường thu hút thị giác, thính giác và xúc giác của khán giả. Sau hôm bạn thực hiện
bài ứng khẩu của mình, khán giả sẽ chẳng nhớ nổi bất cứ lời nào bạn nói; họ sẽ chỉ nhớ những gì họ
nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy trong trí tưởng tượng khi nghe bạn nói.

Nếu bạn muốn luận điểm của mình được ghi nhớ và có sức ảnh hưởng, bạn cần kết hợp nó với một câu
chuyện hoặc một ví dụ liên quan tới hình ảnh. Có thể bạn sẽ nghĩ: "Andrii, tôi phải làm thế nào để kể
một câu chuyện truyền cảm khiến khán giả muốn thưởng thức và ghi nhớ?" Bạn từng kể rất nhiều câu
chuyện cho gia đình và bạn bè về kỳ nghỉ của bạn hay những chuyện xảy ra ở nơi làm việc; tuy vậy, để
có thể ứng khẩu hiệu quả, bạn cần nắm được ba cơ sở của cách kể chuyện.

Chi tiết tạo nên câu chuyện

Các câu chuyện truyền cảm hứng bởi chúng tạo nên những khung hình trong trí tưởng tượng của khán
giả. Hãy dùng các chi tiết để khiến cho những khung hình ấy trở nên chân thực trong trí óc khán giả.

Hãy hình dung một diễn giả nói rằng: "Tôi đã thua trận đấu đầu tiên trong một cuộc thi karate, nhưng
tôi rất quý trải nghiệm ấy." Bạn có thấy câu này thú vị không? Bạn có thấy nó dễ nhớ không? Nó có
giúp bạn hình dung được câu chuyện không?

Tôi sẽ nhắc lại một phân đoạn ở cao trào trong câu chuyện: "Bí mật lớn nhất của phép ứng khẩu.”

"Trận đấu kéo dài một phút rưỡi. Tôi đấm, đá và đỡ, nhưng hầu hết tôi chỉ có ăn đấm. Sau 45 giây, tôi
thấy kiệt sức hoàn toàn, như thể tôi không nhấc nổi tay lên, những cú đấm của tôi giảm đi nhiều. Khán
giả hờ reo: "Andrii! Andrii! Hạ nó đi! xử nó đi!" Khi bạn nghe thấy tên mình vang lên, hẳn điều đó sẽ
tiếp thêm sức lực và sức mạnh cho bạn để chiến thắng, nhưng trường hợp của tôi thì ngược lại hoàn
toàn. Tin được không? Đối thủ của tôi cũng tên là Andrii! Cậu ta đã lên đai xanh và có hơn 7 năm kinh
nghiệm tập karate. Tôi thua trận ấy. Tôi bị đánh te tua. Nhưng tôi thực sự thấy rất vui! Khó có điều gì
có thể sánh bằng.”

Lần mô tả thứ hai về cùng một trận đấu cung cấp cho bạn nhiều chi tiết hơn hẳn. Bạn biết được lai lịch
đối thủ karate của tôi, khán giả cổ vũ cho ai, trận đấu kéo dài bao lâu và tôi cảm thấy điều gì trong lúc
thi đấu. Tất cả những chi tiết này khiến cho câu chuyện trở nên dễ nhớ. Bạn sẽ quên đi các câu từ
nhưng bạn sẽ ghi nhớ những khung hình hiện lên trong trí tưởng tượng của bạn nhờ những câu từ ấy.

Chi tiết là yếu tố quan trọng nhất của bất cứ câu chuyện nào. Hãy kể các câu chuyện và làm giàu chi
tiết cho chúng. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn trở thành một diễn giả ứng khẩu tài ba. Người ta thích các
câu chuyện. Người ta thích các chi tiết. Và họ cũng mê các diễn giả nắm được điều này.

Đối thoại

Nếu bạn không sử dụng đối thoại trong khi thuyết trình thì đó hẳn là một bản tin, một bài báo hay một
bài tường thuật chứ không phải một bài phát biểu. Đối thoại là một yếu tố tất yếu của bất cứ câu
chuyện nào bởi nó tái hiện lại những sự kiện xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ: "Khi về đến nhà, tôi vào bếp, rút cả tập giấy ra khỏi cặp và bắt đầu tìm cách giải bài toán. Danh
tiếng của tôi tại trường đang ở bên bờ vực. Lúc 1 giờ sáng mẹ tôi bảo: "Andrii, muộn rồi. Đi ngủ đi
con. Nhân tiện, bài toán đó thế nào rồi?" "Mẹ à, con đã hiểu tại sao chưa có ai giải được bài này. Nó
khó kinh khủng. Con đã thử mọi cách và bây giờ con không nghĩ được thêm ý nào khác." Chuyện này
xảy ra cách đây đã nhiều năm, nhưng một đoạn đối thoại sẽ làm nó hiện lên sinh động hơn và khán giả
sẽ cảm nhận được câu chuyện ấy bộc lộ ra ở thực tại như thế nào.

Mọi diễn giả ứng khẩu tẩm cỡ thế giới đều sử dụng đối thoại trong các bài phát biểu của họ bởi họ biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.